Thư giãn

Vì sao áo liệm thường là số lẻ, phải bỏ hết cúc áo trước khi mặc cho người đã mấ?

Theo quan niệm của người xưa về tang lễ, trước khi khâm liệm phải mặc áo quần đầy đủ cho người đã mất. Số lớp áo phải lẻ và phải cắt bỏ toàn bộ cúc áo.

Từ nhiều đời này dân gian vẫn duy trì nhiều phong tục cũng như những điều kiêng kị khi nhà có đám tang. Người ta quan niệm rằng, cần phải tuân theo một số nghi lễ nhất định để tránh mang lại vận xui cho gia đình và khiến người đã khuất được mãn nguyện. Giống như nghi thức khâm liệm.

Khi thực hiện lễ này, trước đó người ta sẽ phải chuẩn bị áo liệm cho thi hài. Tuy nhiên, số lớp áo phải là số lẻ. Bên cạnh đó trước khi mặc cho người quá cố, thân nhân sẽ phải cắt toàn bộ cúc áo đi. Lý do vì sao thì không phải ai cũng biết tường tận.

Vì sao áo liệm là số lẻ, phải cắt bỏ hết cúc áo trước khi mặc cho thi hài? - Ảnh 1

>> Xem thêm: Biết vợ có ɓồ, chồng vẫn vui vẻ tổ chức siɴɦ nhật cho bố vợ xong xuôi rồi mới tuyên bố trả vợ về ƈσ sở ѕα̉ɴ xuất​

Trong đám tang, các gia đình phải chuẩn bị nhiều lớp áo quan, áo liệm trước khi tiến hành khâm liệm. Bên cạnh đó, áo phải được cắt hết cúc, nút kim loại nếu có nhưng ít ai biết lý do.

Vì sao áo liệm phải là số lẻ?

Dân gian cho rằng, khi ai đó trút hơi thở cuối cùng không phải họ sẽ biến mất vĩnh viễn. Người đó sẽ bước sang một thế giới khác, sống cuộc sống giống như ở trần gian. Vì vậy, khi “tiễn" người quá cố lên đường, gia đình phải mặc quần áo tươm tất. Trước khi khâm liệm, người ta sẽ lau rửa sạch sẽ cơ thể người đã khuất và cho họ mặc đồ mới.

Thông thường, áo liệm sẽ được sắm từ 1, 3 hoặc 5, 7 cái. Nếu mặc thành lớp cũng sẽ phải là số lẻ. Người xưa quan niệm số chẵn sẽ mang tới điều gở, đem xui xẻo về nhà. Ngoài ra, áo liệm của người đã mất phải làm bằng lụa, không dùng gấm và tránh các loại vải satin. Đặc biệt, phải kiêng áo liệm từ lông thú hoặc da, tránh để người đã mất đầu thai thành động vật ở kiếp sau.

>> Xem thêm: Vừɑ bước lên xe hoɑ thì bị ᴍẹ chồng ᴍỉɑ ‘Loại ᴍồ côi không ɑi Ԁạy’, cô Ԁâu lậρ tức xuống xe hủy hôn​

Vì sao áo liệm là số lẻ, phải cắt bỏ hết cúc áo trước khi mặc cho thi hài? - Ảnh 2

Áo liệm thường phải làm bằng lụa và được chuẩn bị theo số lẻ, không mua chẵn hoặc mặc các lớp áo là số chẵn.

Vì sao phải cắt hết cúc áo trước khi khâm liệm?

Song song với việc chuẩn bị đồ liệm, trước khi làm lễ, người ta còn tiến hành một thao tác quan trọng, đó là cắt cúc áo mặc trên người thi hài. Nhất là với các loại cúc bằng kim loại, phải cắt bỏ trước khi hạ huyệt, đem chôn.

>> Đừng bỏ qua: VỪA SÁNG NAY: Cảnн ѕáт gιảι cứυ cô gáι вị вố đẻ вắт làм con тιn тrong nнà nнιềυ gιờ lιền​

Sở dĩ có điều này là vì thời xưa, cúc áo quần thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Khi thi hài người đã mất phân hủy, chỉ còn xương cốt lưu lại. Khi đó, các cúc áo kim loại có thể rơi ra và tiếp xúc với xương của họ, gây nhiều phản ứng khiến xương bị thâm hoặc bị ăn mòn…

Vì sao áo liệm là số lẻ, phải cắt bỏ hết cúc áo trước khi mặc cho thi hài? - Ảnh 3

Cắt cúc áo là phong tục trong đám tang ở nhiều nơi, là hành động mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Cũng có lý giải khác cho rằng, cúc áo người đã mất thường được làm 5 nút, tượng trưng cho 5 đức tính: Nhân – lễ – trí – nghĩa – tín của con người. Cắt cúc áo mang hàm ý người đã mất để lại những đức tính tốt đẹp cho đời sau, lưu truyền phúc khí cho con cháu.

Một mặt khác, có nơi lại truyền miệng rằng cúc áo của người mất là biểu tượng của tài lộc, của cải. Hành động cắt cúc chính là cách giải thoát cho họ khỏi gánh nặng, vướng bận về vật chất. Đồng thời, làm như vậy còn giữ lại may mắn và sự thịnh vượng cho con cháu thế hệ sau..

Nguồn: Webtintuc