Thư giãn

Rùng mình với những hủ tục chỉ có ở Việt Nam: Nhất là để người mất ở ngoài vàí ngàч mớí mαí táng

Đánh giá bài viết:  5/5 (1 Đánh giá)

Ma trùng, phơi thi thể hay cướp vợ đều là số ít trong rất nhiều những tập tục của đồng bào dân tộc từ xưa. Không ít hủ tục còn tồn tại tới nay, chỉ nghe tên đã khiến ai cũng “ớn lạnh".

Mẹ mất , con bị chôn 

Ở Tây Nguyên có tộc người Bana và J’rai sinh sống. Từ lâu, dân tộc này đã có tục lệ, khi phụ nữ sinh đẻ, nếu người mẹ không may qua đời trong lúc vượt cạn thì đứa trẻ cũng sẽ bị chôn. Thậm chí, ngay cả khi trẻ sơ sinh đang trong quá trình bú sữa, mẹ của chúng tử vong, đứa bé cũng bị đem vào rừng bỏ hoặc đem chôn. Hủ tục này được gọi là “Do-tơm-amí".

Nguồn gốc của tục lệ có từ bao giờ không ai rõ, tuy nhiên sự tồn tại của nó là có thật và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo lý giải, sở dĩ có tục này là vì thời xưa, cuộc sống kham khổ. Khi một người phụ nữ mới sinh chẳng may qua đời, đứa trẻ vì không được bí sữa cũng sẽ dần đuối sức mà mất theo. Theo quan niệm của dân tộc này, họ cho rằng để đứa trẻ tuẫn táng theo mẹ thì cả hai mẹ con sẽ cùng được chuyển kiếp, khi sang thế giới bên kia sẽ có nhau.

>> Có thể bạn chưa biết: Tιn vυι: Đã có 3 тỉnн тнànн мιễn 100% нọc pнí cнo нọc ѕιnн тrong năм нọc мớι​

Phơi thi thể người mất hàng chục ngày mới mai táng

Nếu trong gia đình có người mất, thi thể người đó sẽ không được an táng ngay mà bị phơi ngoài trời từ 5 – 7 ngày. Trong giai đoạn này, gia đình vẫn đút cơm, bón nước và miệng người đã khuất như thể họ con sống. Bất chấp đồ ăn lên men, thi thể thối rữa, côn trùng bám đầy hay mưa nắng thế nào, họ vẫn đặt di thể theo tư thế ngửa mặt lên trời.

Khám phá những hủ tục ma chay, cưới hỏi chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 1

Một số dân tộc còn giữ hủ tục phơi thi thể người đã khuất trước khi an táng.

>> Đừng bỏ qua: Con gάi “cụ ông năn nỉ mua 1kg gạo” viết thông ɓάσ dán trước cổng nhà: ᴄảм ơn và ҳiɴ кɦôɴg ɴɦậɴ hỗ trợ​

Đây là phong tục của những người dân tộc Mông, sinh sống ở Hà Giang hay Mường Lát (Thanh Hóa). Theo đó, người đã khuất có bao nhiêu con cái, gia đình sẽ đem phơi thi thể của họ bấy nhiêu ngày ngoài trời.

Hủ tục này hiên này đã được thay đổi, không còn duy trì tới hàng chục ngày như trước. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn sẽ phơi di thể người quá cố từ 1 – 3 ngày. Sau đó mới đặt vào quan tài và hạ táng.

Tục “ma trùng”

“Ma trùng" cũng là một trong những hủ tục khiến nhiều người ghê rợn. Đây là tục lưu truyền ở thôn Xuân Thiên Hạ và Xuân Thiên Thượng ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, gia đình nào có một người qua đời đúng vào thời điểm một người khác sinh bệnh, các thành viên sẽ đào mộ người quá cố lên để đặt bùa. Họ cho rằng, hết 49 ngày, người đã mất mới yên tâm đi đầu thai, chuyển thế.

>> Đừng bỏ lỡ: Hải Dương: Chốt kiểm soát dịch A17 trên quốc lộ 38 đã mở trở lại​

Tục lệ này đã trải dài qua nhiều thế hệ, có tác động không nhỏ tới sự phát nếp sống văn minh của dân làng. Quá trình trông coi mồ mả trong thời gian dài có thể khiến nhiều người luôn cảm thấy bất an, lo sợ. Tuy vậy, một vài năm gần đây, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng để thay đổi tư tưởng của người dân.

Biến tướng của tục cướp vợ

Cướp vợ vốn là phong tục của người Thái hay người H’Mông. Đây là tập tục để cho hai bên trai gái tiến tới hôn nhân. Nghi thức cướp vợ thường diễn ra khi đã được định trước giờ lành. Tới thời điểm lý tưởng, nhà trai chỉ cần tới nhà gái, đặt lễ vật rồi bắt vợ về nhà mình mà không cần sự đồng ý của bố mẹ cô dâu.

Khám phá những hủ tục ma chay, cưới hỏi chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 2

Nhiều bé gái chưa đến tuổi vị thành niên bị ép buộc kết hôn vì tục cướp vợ.

>> Đừng bỏ lỡ: Hải Dương: Phạt 750 triệu, đình chỉ 7,5 tháng công ty khiến loạt công nhân ngộ độc​

Cướp vợ vốn là một tập tục truyền thống để cổ vũ các cuộc hôn nhân không mang nặng sính lễ. Tuy nhiên, hiện nay, phong tục này đã bị biến tướng, trở thành hủ tục. Rất nhiều cô gái bị cưỡng ép trở thành vợ của người mình không có tình cảm. Mặt khác, tục cướp vợ còn gây ra tảo hôn. Nhiều cô gái bị bắt về nhà chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn. Có người vì bị ép buộc mà uất ức, chọn cách ra đi bằng lá ngón để từ chối hôn nhân.

Sinh đôi, giữ một bỏ một

Sinh đôi là một hiện tượng thường gặp, nhiều nhà còn cho đây là may mắn trời cho. Tuy nhiên, với tộc người J’rai, đây lại là điềm rủi. Họ cho rằng, người bị ma quỷ ám vận mới mang thai đôi và sinh đôi là hình phạt mà bề trên giáng xuống. Thậm chí, nếu người phụ nữ sinh ba, đó sẽ trở thành nỗi kinh hoàng với cả tộc.

Và để ngăn ngừa hậu họa, người dân trong làng và cả thân thích của gia đình sẽ mang những đứa trẻ “thừa" ra và chôn trong rừng. Họ tin rằng bằng cách đó, ma quỷ sẽ không thể tìm được đường quay lại. Chính vì hủ tục này mà có rất nhiều trẻ em sinh đôi phải bỏ mạng.

Khám phá những hủ tục ma chay, cưới hỏi chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 3

Người có công xóa bỏ hủ tục này là già H"Blâm.

May mắn là cách đây hơn 10 năm, già H’Blâm đã quyết định đấu tranh để cứu những đứa trẻ này và thành công khi xóa bỏ quan niệm sinh đôi bỏ một giữ một. Từ đó, hủ tục này cũng mai một và dần mất hẳn..

Nguồn: Webtintuc