Tin tức

Hà Nội liệu có thể giãn cách xã hội toàn thành phố thêm lần thứ 4?

GS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương nhận định, thực tiễn tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần giãn cách xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giãn cách phụ vào ý thức chấp hành quy định phòng dịch phòng, chống dịch.

Các tuyến đường ở trung tâm Hà Nội vắng vẻ trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Hà Phương

Các tuyến đường ở trung tâm Hà Nội vắng vẻ trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Hà Phương

5K và giãn cách xã hội chưa đủ mạnh

GS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đánh giá, trong suốt thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quyết liệt khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn bùng phát.

Theo GS Trí, sở dĩ như vậy còn một số lý do. “Việc thành phố thực hiện rất quyết liệt công tác phòng chống dịch nhưng ở đâu đó vẫn còn người dân thực hiện chưa nghiêm túc. Ca dương tính ẩn náu trong cộng đồng vẫn còn nhiều.

>> Xem thêm: Giá trị thực của kim cương 45 carat: Lên đến 1.367 tỉ đồng, bà Phương Hằng cũng có 1 viên​

Thứ 2, tôi cho rằng giải pháp 5K và giãn cách xã hội chưa đủ mạnh. Việc thực hiện giãn cách xã hội không thể thực hiện kéo dài mãi được.

Hai biện pháp này là cần thiết nhưng để ngăn chặn được dịch bắt buộc Hà Nội phải thực hiện việc tiêm vaccine nhanh nhất, mạnh nhất, đầy đủ và kịp thời nhất. Phải ưu tiên tiêm vaccine tại Hà Nội ngay. Toàn thành phố Hà Nội hiện chỉ cần 14-16 triệu liều vaccine”, GS Nguyễn Anh Trí phân tích thêm.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đánh giá, dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội hiện nay vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng vẫn tăng cao.

>> Bạn có biết: Bà мẹ ѕιnн 5 ĸỷ lục ở Việt Nam, nỗι đaυ ĸнι cả nнà мắc covιd-19​

“Các chùm ca bệnh phức tạp ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cơ bản đã được khoanh vùng. Điều tôi lo ngại nhất đó là các ca dương tính ở khu vực mới. Thời điểm trước đó người dân đi lại nhiều quá.

Thêm nữa xe luồng xanh đường dài ra vào Hà Nội nhiều không kiểm soát hết được. Đó là nguồn tồn tại ca mắc mới trong cộng đồng”, ông Tuấn thông tin.

Cũng theo ông Tuấn, trong vài ngày tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm tại khu vực phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân bởi khu vực này quá đông, quá chật nhưng cơ bản chốt chặt, các ca dương tính xuất hiện bên trong khu vực phong toả.

“Trước đó, tại đây chắc chắn có nhiều người đến làm việc, đi lại… CDC cũng đã ra thông báo ai từng đến đây cần khai báo y tế ngay. Khu vực này không ngại, điều chúng tôi ngại nhất đó đối tượng ở nơi khác đến đây sẽ rất dễ xuất hiện ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu xe ga giá 23 triệu rục rịch ra mắt: Diện mạo thực tế đẹp mê mẩn, lấn át cả Honda Vision 2021​

Chùm ca bệnh tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai cũng khá phức tạp…. Đến thời điểm này vẫn chưa thể nói được dịch bệnh tại Hà Nội diễn biến thế nào, nguy cơ vẫn còn rất nhiều”, ông Tuấn thông tin thêm.

 Lực lượng chức năng làm việc tại khu vực phong toả trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung. Ảnh: Hà Phương

 Lực lượng chức năng làm việc tại khu vực phong toả trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung. Ảnh: Hà Phương

Thực tiễn cần kéo dài thời gian giãn cách

Trước thắc mắc việc Hà Nội có phải tiếp tục giãn cách lần 4 hay không, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng: "Đến giờ này việc Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội tiếp hay không chưa thể nói được điều gì, hiện giờ còn nhiều ca nhiễm trong cộng đồng".

>> Đừng bỏ lỡ: Thất nghiệρ vì Ԁịch bệnh, giɑ đình 4 người ăn cháo trắng với ᴍắᴍ ᴍuối, khổ nhất 2 đứɑ trẻ đɑng tuổi ăn tuổi lớn​

Còn theo ông Nguyễn Anh Trí, những ngày sắp tới thành phố sẽ có phương án. Tuy nhiên, ông đánh giá: "Hiện nay, Hà Nội còn là địa phương có nguy cơ bùng phát dịch lớn. Tình hình dịch bệnh hiện vẫn phức tạp, ca bệnh trong cộng đồng vẫn xuất hiện thì việc giãn cách tiếp hoàn toàn có thể xảy ra".

Thực tiễn tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần khéo dài thời gian giãn cách xã hội, tuy nhiên GS Trí đánh giá, hiệu quả của việc giãn cách phụ thuộc vào khả năng tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch.

"Nếu việc giãn cách xã hội kéo dài có thể quá khả năng chịu đựng, nhiều người sẽ tìm cách giải toả bằng cách vi phạm quy định 5K và khi đó hiệu quả không còn, ông Trí lý giải.

GS.TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ: "Hà Nội có thể thay đổi, cải cách cách thức giãn cách. Thay vì giãn cách toàn thành phố, Hà Nội nên cân nhắc phương thức giãn cách theo vùng (vùng đỏ, da cam, vùng xanh) thậm chí với những khu vực có nguy cơ cao sẽ áp dụng phong toả".

Để ngăn chặn được dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội, theo ông Khổng Minh Tuấn, người dân tiếp tục cần phải khai báo ho sốt và giám sát thật nhanh trường hợp đó.

“Công tác bóc tách F0 như đi đãi cát tìm vàng. Nhiều người ho sốt đến ngày thứ 4, thứ 5 mới đi lấy mẫu xét nghiệm, như vậy muộn mất. Cho nên mọi người khi có triệu chứng phải khai báo ho sốt để lấy mẫu ngay.

Thứ 2, mọi người phải hạn chế việc đi lại chứ hiện tại đường vẫn đông đúc. Tình trạng sáng kiểm soát chặt, chiều lỏng sẽ không hiệu quả. Như ngày thứ 6 mà đường phố đông như vậy rất khó.

Hà Nội đã giãn cách rồi nhưng có giãn cách không đó là một vấn đề. Việc kiểm soát người dân chỉ cần một nơi lỏng, một nơi chặt sẽ không giải quyết được gì.

Chỉ cần một mắt xích thôi khi một người dương tính đi hết chỗ này chỗ kia sẽ không giải quyết được điều gì, việc kiểm soát dịch sẽ rất khó”, ông Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó, Phó giám đốc CDC Hà Nội cũng nêu ra một vấn đề đáng chú ý đó là việc người dân chưa trung thực trong khai báo y tế.

“Trong thời điểm này, nhiều trường hợp F0 khai báo y tế nhưng lúc nào cũng chỉ khai trước đó ở nhà, không đi đâu. Nhiều người không trung thực vì nếu khai đi ra đường sẽ vi phạm vì Hà Nội đang trong đợt giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, việc khai báo không trung thực sẽ rất khó khăn trong truy vết”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/ha-noi-lieu-co-the-gian-cach-xa-hoi-toan-thanh-pho-them-lan-thu-4-946861.ldo