Tin tức

Thâm nhập đường dây mang thai hộ ở Việt Nam, giá lên gần 1 tỷ đồng/ca, trả góp như giá nhà chung cư

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

Mang thai hộ tại Việt Nam mở ra niềm hy vọng mới cho nhiều cặp vô sinh hiếm muộn, nhưng tồn tại nhiều bất cập khi các dịch vụ ‘đẻ thuê’ xuất hiện nhan nhản.

Thị trường có cung ắt có cầu

Mang thai hộ là một trong những quy định được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và được coi như một bước đột phá trong công tác lập pháp, mở ra niềm hy vọng mới cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không thể sinh con.

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh lại cao nhất.

Mang thai hộ được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? - Ảnh 1

Nhu cầu mang thai hộ ngày càng phổ biến và công khai hơn.

>> Đừng bỏ qua: Năng lực xét nghiệm của Quảng Nam đã đạt 4500 mẫu/ngày​

Trên thực tế, nhu cầu mang thai hộ ngày càng trở nên phổ biến và công khai hơn. Mặc dù chưa có thống kê chính thức nào về số cặp vợ chồng có nguyện vọng nhờ mang thai hộ nhưng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hàng loạt hội nhóm và các trang dịch vụ mời gọi “đẻ thuê" trên Internet. Có thể kể đến các hội nhóm công khai vì mục đích nhân đạo như “Team Đẻ Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương”, “Mang thai hộ – hiến trứng – tinh trùng – hiếm muộn”,… hay có thể hiển thị khoảng 2.690.000 kết quả khi tìm kiếm “tìm người đẻ thuê ở Hà Nội” trên Google.

Webtretho từng đăng tải về một phụ nữ vô sinh cần tìm người mang thai hộ: “Vợ chồng tôi lấy nhau một năm nay, muốn sinh em bé nhưng không có trứng nên muốn tìm người đẻ thuê/mang thai hộ ở Hà Nội. Nếu bạn nào giúp được xin liên lạc không – một hai – ba 859… Xin cảm ơn đã đọc tin này!".

>> Bạn có biết: Honda Việt Nam công вố gιá вán ѕн 350ι, dân тìnн đổ хô мυa хe ngay тrong тнáng ngâυ?​

Hay tài khoản Facebook có tên B.B từng đăng tải trên mạng xã hội: “Em thật tâm muốn mang thai hộ cho những gia đình hiếm muộn và mang thai trực tiếp vì em thấy trực tiếp nó dễ dàng hơn là đi cấy, kiêng khem đủ thứ và tốn kém. Chi phí do hai bên thỏa thuận và ứng trước 30% số tiền trước khi làm".

Theo phóng sự của báo Lao Động, thông thường một ca mang thai hộ khoảng 500 đến 700 triệu, sẽ được trả góp thành nhiều đợt như trả góp giá nhà. Bản hợp đồng dịch vụ có phôi với giá trị 580 triệu đồng với thời hạn 1 năm đi kèm rất nhiều điều kiện, quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai và bên mang thai hộ, như “Giữ bí mật trọn đời thông tin hai bên”; “Đảm bảo tên mẹ bé trên giấy chứng sinh”. Bên cạnh đó, bản hợp đồng chưa có phôi với giá trị 700 triệu đồng. Nhưng tất cả điều khoản đều chỉ dựa trên “niềm tin” giữa người môi giới và người nhờ mang thai hộ.

>> Đừng bỏ lỡ: Nước мắᴛ đoàn viên của cặp vợ chồng suốt hơn 20 năm đi tìm con trαi: “Nhờ duyên số mà tìm lại được ɴhɑᴜ”​

Quy định về mang thai hộ tại Việt Nam

Nếu như trước đây Nhà nước nghiêm cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức thì đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã được sửa đổi thành cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và chỉ nghiêm cấm mục đích thương mại.

Mang thai hộ được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? - Ảnh 2

Một bản hợp đồng mang thai hộ.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.

>> Có thể bạn chưa biết: Nữ cнủ nнà тrọ nнân нậυ cнo ѕιnн vιên ăn ở мιễn pнí nнιễм covιd-19 ngυy ĸịcн, мấт con тrong вụng​

Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các vợ chồng vô sinh, hiếm muộn mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước trong việc quản lý xã hội. Các quy định về mang thai hộ tạo khung pháp lý an toàn trong các giao dịch mang thai hộ và có cơ chế phân biệt được với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại như hiện nay. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được phần nào nhu cầu mang thai hộ. Đồng thời, bảo vệ tốt hơn quyền của bà mẹ và trẻ em.

Việc pháp luật Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đem lại ý nghĩa nhân văn lớn lao đối với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, giải tỏa gánh nặng tâm lý gia đình, hạn chế đổ vỡ hôn nhân.

Khung xử phạt hiện hành

Nghị định 82/2020/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2020 quy định xử phạt 5-10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm pháp luật, chiếm lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu đồng từ hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mang thai hộ được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? - Ảnh 3

Mang thai hộ được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? - Ảnh 4

Cặp vợ chồng chi 580 triệu đồng để thuê người mang thai và sinh con.

Trao đổi về vấn đề trên, luật sư Hoàng Duy Tiến – Trưởng Ban Pháp chế, Tập đoàn Amaccao cho biết, mức độ xử phạt hành chính tuy thấp và thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận mà hành vi đó mang lại, thế nhưng nó lại phù hợp với khung luật xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, luật sư Tiến nhận định mang thai hộ chỉ trái về mặt đạo đức chứ không gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, cần nới lỏng các quy định khắt khe hiện hành và chỉ cần xác định mục đích của việc mang thai hộ là mục đích nhân đạo thì hồ sơ có thể được xét duyệt.

Nguồn: Webtintuc