Tin tức

Bé 15 tháng tử vong sau mũi tiêm: Tiêm được 1 phút, con lịm đi không kịp nhìn mẹ

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

Người mẹ có con t.ử v.o.n.g sau một mũi tiêm cho biết khoảnh khắc con lịm dần trên tay sẽ ám ảnh chị suốt cuộc đời.

Rất đông người thân có mặt để chia sẻ nỗi đau với vợ chồng chị Hương.

Đã 4 ngày trôi qua kể từ khi cháu C.H.K.A. (15 tháng tuổi, ở Phú Kim, Thạch Thất, Hà Nội) t.ử v.o.n.g khi điều trị viêm phế quản tại Bệnh viện đa khoa Thạch Thất, gia đình cháu bé vẫn chưa hết bàng hoàng. 

Chị Vương Thị Hương (22 tuổi, mẹ cháu A.) cho biết cháu A. là con đầu lòng của hai vợ chồng chị. Trước khi vào viện điều trị, cháu không hề có bệnh lý bẩm sinh nào, vậy mà sau mũi tiêm, con trai chị đã mãi mãi ra đi.

>> Có thể bạn quan tâm: Xúc động cảnн вé gáι 6 тυổι đạp хe đυổι тнeo ô тô để хιn ѕữa cнo eм nнỏ ở nнà​

Theo lời kể của người mẹ này, sáng ngày 21/11, cháu có biểu hiện ho và được đưa vào viện khám. Tại đây, bác sĩ cho biết có thể cho về và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú hoặc là cho vào điều trị nội trú tại khoa Nhi. Do cháu A. khó cho uống thuốc nên gia đình quyết định cho cháu nhập viện điều trị nội trú.

Tại khoa Nhi, ngày 21/11 cháu A. được thử phản ứng thuốc trước khi tiêm và mỗi ngày được tiêm 2 mũi. Đêm ngày 21/11, cháu A. ho nhiều, không dứt, đến rạng sáng 22/11, bác sĩ cho bệnh nhi thở khí dung nhưng cháu vẫn quấy khóc.

8 giờ sáng ngày 22/11, cháu A. được tiêm theo lịch đi buồng của bác sĩ. Sau khi tiêm, cháu hoàn toàn bình thường, không có bất cứ phản ứng gì. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, cháu A. ho hiều hơn nên gia đình gọi bác sĩ thăm khám. 

Chị Hương ám ảnh về thời điểm bế con trên tay sau mũi tiêm

>> Xem thêm: Đi bộ 400km về quê với 200 nghìn, 2 công nhân được tặng xe đạp, xe máy​

“Sau khi đưa con xuống (phòng tiêm khoa Nhi), một nữ bác sĩ đã chỉ định tiêm một mũi, nhưng không thử phản ứng trước. Mũi tiêm này không phải loại thuốc trước đó con tôi đã tiêm. 

Tôi là người bế con cho bác sĩ tiêm. Tiêm xong, bác sĩ và điều dưỡng đều đi ra ngoài. Tôi vẫn ở lại phòng bế con. Chỉ hơn một phút sau bỗng con tôi có biểu hiện lạ sùi bọt mép, rồi người tím tái. Khi đó chồng tôi vội vàng đi gọi bác sĩ đến can thiệp", chị Hương kể lại.

Người mẹ trẻ cho biết đến bây giờ và có lẽ suốt cuộc đời còn lại, hình ảnh con tím tái, lịm dần trên tay sẽ ám ảnh chị mãi. Gia đình cũng cho biết, khi gọi bác sĩ đến thì bình ô xy trong phòng không còn ô xy, hơn nữa người chỉ định tiêm cho cháu A. là bác sĩ ở khoa Y học cổ truyền, chứ không phải bác sĩ khoa Nhi.

Bé A. từ trước rất khỏe mạnh, không có bệnh lý bẩm sinh.

>> Bạn có biết: Đêm tân hôn nhìn ga giường trắng ᴛiɴh, tôi ᵭᴜổi luôn cô con dâu trắc nết về ɴgσα̣i rồi đòi lại 300 ᴛriệυ ᴛiềɴ cỗ cưới​

Sau khi cháu bé có những diễn biến bất thường, bệnh viện có huy động một số bác sĩ đến cấp cứu, không cho người nhà ở trong phòng. Đến khoảng 17 giờ ngày 22/11, gia đình bất ngờ nhận được thông báo cháu A.đã t.ử v.o.n.g. “Sau khi con tôi t.ử v.o.n.g, lãnh đạo có xuống chia buồn với gia đình và nói rằng đây là sự cố không mong muốn. Tuy nhiên, họ không nói nguyên nhân là gì”, chị Hương chia sẻ.

Ông Cấn Hữu Tăng (bác chị Hương) - người đại diện gia đình cho biết hiện gia đình chỉ mong lấy lại được công bằng cho cháu A. để cháu sớm siêu thoát. Ông Thăng cũng cho biết, sau khi cháu A. t.ử v.o.n.g 1 ngày đại diện bệnh viện có đến động viên, chia buồn cùng gia đình.

>> Xem thêm: Lên đồ sang chảnh đi ăn tıệᴄ, vào bàn rồi ɡáı xıпh kɦóc тɦéт khi ρɦát ɦıệп chuyện Ьấт пɡờ​

“Gia đình rất mong sớm được biết nguyên nhân cháu A. t.ử v.o.n.g. Ngoài ra phía bệnh viện phải có trách nhiệm về cái chết của cháu tôi. Hơn nữa, cần xử lý nghiêm những người liên quan trực tiếp đến việc thăm khám cho cháu tôi ngày hôm đó…”, ông Tăng cho hay.

Ông Tăng mong sớm nhận được câu trả lời từ phía bệnh viện.

Liên quan đến sự việc trên, đại diện lãnh đạo BV Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết đây là sự việc không ai mong muốn, phía bệnh viện cũng đã cố gắng hết sức để cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhi, tuy nhiên do diễn biến quá nặng nên cháu bé đã không qua khỏi.

Về nguyên nhân t.ử v.o.n.g, lãnh đạo bệnh viện cho rằng hiện vẫn đang đợi kết quả khám nghiệm tử thi và pháp y (theo quy định 28-30 ngày). Trước đó bệnh viện đã lập hội đồng chuyên môn và mời bác sĩ BV Nhi Trung ương làm tham vấn về chuyên môn, thống nhất chẩn đoán: t.ử v.o.n.g do suy hô hấp cấp không hồi phục/bệnh nhân viêm tiểu phế quản, có bội nhiễm/cấp cứu không kết quả.

Về kíp trực ngày 22/11, do là ngày cuối tuần nên bệnh viện bố trí kíp trực theo đúng kế hoạch. Trong đó có bác sĩ trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chịu trách nhiệm cao nhất. Ngoài ra còn có bác sĩ chuyên khoa I Nội nhi và nhiều bác sĩ khác trực cùng. 

Với việc gia đình thắc mắc về bác sĩ khám cho bệnh nhi không phải chuyên khoa nhi, đại diện bệnh viện cho rằng trong kíp trực thì nhiều bác sĩ có thể khám và do trưởng kíp trực phân công. “Diễn biến bệnh nhi rất nhanh, chúng tôi đã cố gắng cấp cứu nhưng  không có kết quả. Thậm chí đã huy động dùng mọi vật tư, thiết bị tốt nhất hiện có tại bệnh viện để cứu cháu bé. Quá trình cấp cứu bệnh viện cũng đã sử dụng các thuốc chống viêm, trợ tim nhưng tim không đập lại”, lãnh đạo bệnh viện nói.

Sau khi sự việc xảy ra, phía bệnh viện đã cử lãnh đạo và khoa phòng đến gia đình để thăm hỏi, chia buồn với mất mát của gia đình.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/me-be-15-thang-tu-vong-sau-mui-tiem-tiem-duoc-1-phut-con-lim-dan-khong-kip-nhin-me-d257160.html