Thư giãn

Vì sao không được dùng miệng thổi tắt hương, nến khi đang cháy: Đại kị đấy, tuyệt đối không làm

Đánh giá bài viết:  2/5 (2 Đánh giá)

Hương nhang hay nến trên bàn thờ còn đang cháy mà dùng miệng hà hơi thổi tắt là đã phạm vào điều kiêng kị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do tại sao?

Khi làm lễ cúng, các cụ từ xa xưa đã duy trì phong tục thắp hương, thắp nến. Nhiều gia đình thường phải chờ cho hương, nến cháy hết mới được làm lễ tạ hoặc mang vàng mã đi hóa. Có trường hợp hương quá dài, nến quá lớn nên cháy lâu, có người dùng miệng thổi cho nhanh tắt. Thế nhưng, đây lại là điều kiêng kị cần tránh. Biết được nguyên nhân, ai cũng sẽ bất ngờ.

Vì sao không được dùng miệng thổi tắt hương, nến đang cháy? - Ảnh 1

Thổi tắt hương, nến đang cháy dở được cho là điều đại kị không nên phạm phải.

>> Có thể bạn chưa biết: Vì sao người vừa qua đời phải che mặt và đặt chuối xanh lên bụng: Ý nghĩa tâm linh cả đấy​

Vì sao không được dùng miệng thổi tắt hương nhang, nến còn đang cháy?

Việc dâng hương, đốt nến trong nghi thức thờ cúng có hai ý nghĩa chúng. Một là để thể hiện sự thành tâm, thành kính của gia chủ. Hai là để người làm lễ bày tỏ mong cầu có được trí tuệ, đức hạnh, được hưởng hương may, cát lành.

Theo quan niệm của nhà Phật, khi châm hương hay đốt nến để cúng thì không được dùng miệng thổi tắt. Đây là hành động bất kính với Phật tổ. Trong kinh răn, Phật dạy rằng miệng là bộ phận có thể tuôn ra những lời bất tịnh.

Điều này được hiểu là miệng không được sạch sẽ, dùng miệng thổi tắt hương, nến là không cung kính với thần linh. Hành động này có thể khiến thần linh hoặc gia tiên, tiền tổ nổi giận và trách phạt.

Vì sao không được dùng miệng thổi tắt hương, nến đang cháy? - Ảnh 2

>> Đừng bỏ qua: Qυản lý Phi Nhung: “Nếυ Cường ĸнông đứng ra хιn lỗι тнì công an вắт ngay“​

Hương, nến thờ đang cháy mà dùng miệng thổi tắt là hành động bất kính, có thể làm thần linh nổi giận, giáng tội.

Vậy khi muốn tắt hương, tắt nến, chúng ta nên làm cách nào để không phạm vào điều kiêng kị?

Dân gian cho rằng, cách tốt nhất là nên dùng tay phẩy nhẹ để làm tắt ngọn nến đang cháy dở. Với hương, chúng ta có thể cầm hương phẩy đến khi hương tắt. Tuy nhiên, trong trường hợp hương thắp trên bàn thờ, không được rút chân ra, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm bay bụi.

Nếu trước đó, bạn chưa biết về điều kiêng kị này mà lỡ phạm phải thì có thể tự xoa dịu tinh thần là tội sẽ nhẹ. Thế nhưng, nếu đã biết mà vẫn phạm vào có thể sẽ nhận quả báo. Đây là hành động cố ý, không mang ý tốt lành.

Vì sao không được dùng miệng thổi tắt hương, nến đang cháy? - Ảnh 3

Nên dùng tay phẩy nhẹ để làm tắt ngọn lửa thay vì dùng miệng thổi. Chú ý dùng lực vừa phải, tránh làm bụi hương bay ra khiến các vật dụng thờ cúng bị bám bẩn.

Để tránh bị thần linh quở trách, tốt hơn hết là nên tắt hương, nến đúng cách. Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh chính xác hệ quả của việc này song “có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

Nguồn: Webtintuc