Tin tức

Tang thương miền Trung: ‘Nước mắt làm sao so bề bề nước lũ‘

Đánh giá bài viết:  4/5 (2 Đánh giá)

Cả miền Trung trong biển nước và đã có nhiều cái chết. Nhưng như nhà thơ Đông Hà, một bút danh Quảng Trị nhưng sinh ra ở Quảng Bình và sinh sống ở Thừa Thiên - Huế, đã viết bài thơ "Lạy Mẹ thiên nhiên" ngay trong đêm gần như cả miền Trung thức trắng: Rằng "Con không khóc nữa đâu/Nước mắt làm sao so bề bề nước lũ...".

Người dân đứng chờ cứu trợ.

Người dân đứng chờ cứu trợ.

Cả miền Trung trong biển nước và đã có nhiều cái chết. Nhưng như nhà thơ Đông Hà, một bút danh Quảng Trị nhưng sinh ra ở Quảng Bình và sinh sống ở Thừa Thiên - Huế, đã viết bài thơ "Lạy Mẹ thiên nhiên" ngay trong đêm gần như cả miền Trung thức trắng: Rằng "Con không khóc nữa đâu/Nước mắt làm sao so bề bề nước lũ/Hạt phù sa nuôi dân mình đánh giặc/Sao bây giờ lại trở giáo thành gươm...".

Đau thương và mất mát

>> Bạn có biết: Chồng mặc kệ con 2 tháng tuổi khσ́ƈ lả đi vi nóng ɴɦυ̛ɴg lại mang 30 ᴛriệυ về quê lắp 2 điều hòa cho ông bà nội​

Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa hiểu hết điều gì đang xảy ra ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị trong trận lũ vừa qua. "Chưa bao giờ chúng ta mất cùng lúc hai tướng, nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội, lãnh đạo chính quyền địa phương, nhà báo trong thiên tai" - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đau đớn thốt lên như vậy trong cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quân khu 4 ngày 18/10.

>> Bạn có biết: Nữ cảnн ѕáт đặc nнιệм đầυ тιên của тổ 141: Qυen vớι nнững đêм тrắng vì ѕự вìnн yên của ngườι dân​

Chúng tôi ám ảnh với những giọt nước mắt lặng lẽ rớt xuống trên những gò má hốc hác, những ánh mắt phờ phạc đỏ ngầu vì thiếu ngủ, vì đớn đau của những thân nhân người bị nạn đến từ Thanh Hóa, Quảng Trị và Huế. Họ không có thông tin chính xác nên tất tả ngược xuôi như con thoi ở khắp tỉnh Thừa Thiên - Huế để truy tìm dấu vết thân nhân. "Cứ nghe đâu có chút manh mối là chúng tôi lao đến với chút hy vọng mong manh rằng cháu mình còn sống" - anh Nguyễn Đình Quý, chú của Nguyễn Vũ Đăng Khoa, một trong 17 nạn nhân xấu số của Thủy điện Rào Trăng 3, kể. Họ truy tìm như thế trong suốt một tuần, cho đến khi danh sách những người mất tích được công bố, những niềm hy vọng cuối cùng đã tắt, những bàn thờ vọng được dựng lên và chẳng còn ai còn nước mắt để mà khóc nữa...

Gần 10 ngày liên tục, nhóm phóng viên Báo Lao Động gồm 7 người chia làm hai mũi. Một ở trạm chỉ huy tiền phương cứu hộ 13 liệt sĩ gặp nạn ở Trạm kiểm lâm 67, đóng ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Một ngược xuôi Huế - Bình Điền - Hương Bình của thị xã Hương Trà để cập nhật thông tin về hiện trường vụ sạt lở núi làm 17 người mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3.

Sáng 19/10, trước khi chuẩn bị đi tác nghiệp ở lễ tang 13 liệt sĩ hy sinh ở Trạm kiểm lâm 67, tưởng đến đây, câu chuyện mưa lũ, sạt lở, chết người đã tạm ngưng thì chúng tôi bỗng bàng hoàng, chết lặng khi hung tin báo về: Vừa có một vụ lở núi ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị khiến 22 chiến sĩ nữa của Đoàn 337 Quân khu 4 bị vùi lấp.

>> Đừng bỏ lỡ: Kнánн Tнι bất ngờ lιveѕтreaм gιữa đêм vớι мàn нìnн тốι đen, lιên тục нo, ĸнóc nức nở và nóι nнững câυ тιêυ cực đáng ѕợ​

Cứu trợ người dân vùng lũ ở tỉnh Quảng Trị.

Cứu trợ người dân vùng lũ ở tỉnh Quảng Trị.

Suýt chết vì... bơi theo cứu trâu

Lâu lắm rồi, kể từ trận lũ lịch sử năm 1999 làm hơn 500 người chết ở Thừa Thiên - Huế, chúng tôi mới lại chứng kiến một mùa lũ lụt đầy mất mát như thế với khúc ruột miền Trung: Hơn 120 người chết và mất tích tính đến chiều 20/10, trong đó hơn 50 người chết ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị nguyên nhân do sạt lở núi! Thống kê chưa đầy đủ, đợt lũ này có hơn 200.000 ngôi nhà ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh chìm trong biển nước. Kéo theo đó tất nhiên là đồ đạc, của cải, gạo thóc, dành dụm trong cả năm, có khi cả đời trôi theo nước lũ bởi phần lớn những người dân chạy nạn, họ chỉ kịp thoát với hai bàn tay trắng đúng nghĩa.

>> Xem thêm: Bác ѕĩ тư vấn qυa đιện тнoạι cнo F0: “Cứ вậт caмera nнìn тнấy вệnн nнân là тôι lạι ĸнóc, có nнững тrường нợp rấт đáng тнương“​

Vậy nên chẳng lạ gì khi bạn kể cậu mợ ở Quảng Bình, trên vùng đất khá cao, nơi lụt những năm trước chưa bao giờ lên tới, giờ cả nhà trèo cả lên tra (gác lửng), lên nóc để trốn nước. "Chiều kia, con trâu sợ nước lồng tháo chạy, cậu tiếc của, cậu bơi theo bị nước cuốn ra giữa đồng mênh mông. May dì mình kêu được xuồng chạy theo. Nghe vừa thương thắt ruột mà suýt nữa nổi cáu mắng cậu qua điện thoại. May nghĩ kịp, đời làm nông của cậu, có chi lớn hơn con trâu. Con trâu của cậu có khi trị giá còn hơn cả con ôtô xịn xò của những người thành phố. Thế là phải giả lả bảo cậu dù gì thì mạng sống của mình cũng quý hơn tất cả" - bạn kể. Cũng chẳng có gì lạ khi sáng 20/10, người dân ở xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình kéo nhau ra QL1A để xin cứu trợ từ những hành khách trên các chuyến xe bị mắc kẹt ở quốc lộ cũng như chờ các đoàn cứu trợ đến. "Chúng tôi khổ lắm, nhà chúng tôi chẳng còn gì nữa, lúa má, đồ đạc trôi hết rồi" - bà Hoàng Thị Thủy (58 tuổi, ở thôn Thạch Hạ, xã Hồng Thủy) nói với phóng viên Lao Động.

Bằng mọi cách phải thông đường tìm người bị vùi lấp

"Lúc này, Quân khu 4 gần như phải phân thân khi vừa đồng thời làm lễ viếng, lễ truy điệu cho 13 liệt sĩ hy sinh ở Trạm kiểm lâm 67, vừa cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế tìm kiếm các công nhân mất tích tại Nhà máy Thuỷ điện Rào Trăng 3, vừa phải liên tục chỉ đạo để khắc phục hậu quả vụ sạt lở núi vùi lấp 22 chiến sĩ tại Đoàn 337 đóng ở Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị" - Thượng tướng Phạm Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nghẹn nghèo nói trước khi chính thức thông báo lễ viếng và truy điệu 13 liệt sĩ hy sinh tại Trạm kiểm lâm 67.

Lần đầu tiên trong đời, chúng tôi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài trên má một quân nhân dày dặn trận mạc. Đó là nước mắt của Thiếu tướng Hà Thọ Bình - Phó Tư Lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 - tại lễ tang 13 liệt sĩ khi ông nghiêm chào vĩnh biệt trước di ảnh những đồng đội, đồng chí. Nhưng cũng chính ông sau đó, trong cuộc họp với chính quyền địa phương đã quyết liệt nói: "Bằng mọi cách phải thông tuyến đường 71 để tìm kiếm 15 nạn nhân đang bị vùi lấp trong Rào Trăng 3". Rồi cũng chính Thiếu tướng Hà Thọ Bình, ngay sau đó cùng nhiều người khác bất chấp hiểm nguy trực tiếp vào hiện trường Thủy điện Rào Trăng 3 bằng đường thủy để chỉ đạo việc thông đường và tìm kiếm người bị vùi lấp. Mà nào đâu chỉ có lực lượng quân đội. Những ngày trước đó, khi quân đội đang tìm kiếm thi thể 13 liệt sĩ bị vùi lấp ở Trạm kiểm lâm 67 thì có gần 100 chiến sĩ công an Thừa Thiên - Huế cùng kiểm lâm, dân quân địa phương ngày này sang ngày khác bất chấp khó khăn, gió mưa nguy hiểm để tiếp cận cho được hiện trường Thủy điện Rào Trăng 3 bằng đường thủy. Chỉ riêng việc cắt rừng, lội suối để đưa cho được thi thể của hai trong số 15 công nhân bị nạn ra ngoài cho đến thời điểm này, cũng có thể xem là một kỳ tích.

Tất cả vẫn y nguyên như 20 năm trước

Ứa nước mắt là khi chúng tôi xem clip về hai vợ chồng ở chiến khu Ba Lòng, thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ngồi hong sấy mấy cuốn sách của con đã bị lũ ngấm nước từ một nữ đồng nghiệp ở báo Quảng Trị gửi về. Cũng đồng nghiệp này gửi cho chúng tôi những bức ảnh của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Lòng bị lũ ngập đến mái và sau khi lũ rút đi là một bãi chiến trường tan hoang với những ngổn ngang bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập bị vùi trong bùn đất. Rồi hình ảnh ví dụ của hàng trăm nghìn ngôi nhà ở hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình với lũ ngập đến nóc, người dân phá ngói chui lên mái nhà chờ ca nô đến cứu...

Ba Lòng là cái tên mà gần 20 năm trước, cũng sau một đận lũ kinh hoàng như thế này, Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã xây mới một ngôi trường tiểu học trên nền một ngôi trường đổ nát do lũ đánh sập. Ba Lòng của gần 20 năm sau, là một sự lặp lại lịch sử đáng kinh ngạc. Mà đâu chỉ có Ba Lòng, khắp vùng lũ miền Trung những ngày này, đến đâu chúng tôi cũng gặp lại y chang hình ảnh của những mùa lũ của rất nhiều năm trước. Đó cũng là cảm giác của nhà báo Trần Đăng - cựu phóng viên Báo Lao Động - khi anh viết trên trang cá nhân của mình:

"Nhìn những hình ảnh các đồng nghiệp gửi về từ vùng lũ, tôi như gặp lại những gương mặt vò nhàu quen thuộc trong những lần mình tham gia cứu trợ từ hơn 20 năm trước. Vẫn những cụ già trong chiếc nón mê, áo tơi rách nát chìa bàn tay lạnh cóng ra nhận những gói mì tôm của đoàn cứu trợ; vẫn những tiếng kêu cứu lạc giọng vọng ra từ những căn nhà tồi tàn sắp chìm trong nước lụt; vẫn những cú trượt núi chôn vùi hàng chục sinh linh giữa đêm mưa gió; vẫn những lời kêu gọi giúp nhau trong hoạn nạn vang lên trên khắp các diễn đàn... Người chết không hề ít hơn trận lụt từ 20 năm trước, người khổ vẫn không giảm hơn sau những lần nhà chìm trong lũ dữ... Tất cả vẫn y nguyên như 20 năm trước. 20 năm là quãng thời gian đủ để làm thay đổi số phận một đời người. Ấy thế mà, nón mê và áo tơi rách nát vẫn đùm bọc đôi bàn tay gầy guộc chìa ra nhận lấy những gói mì tôm trong mưa gió bão bùng. Quá khứ luôn đặt ra những câu hỏi cho tương lai. Mà tương lai thì đang xếp hàng chờ đến lượt mình nhận quà trong nước lụt".

Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/tang-thuong-mien-trung-nuoc-mat-lam-sao-so-be-be-nuoc-lu-847988.ldo