Thư giãn

Những quy định trong đám tang hầu hết người Việt không biết ý nghĩa: Nhất là che gương trong nhà

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

Khi tới đám tang, có nhiều quy định mà cả người nhà và khách viếng cần tuân theo. Nếu phạm điều kiêng kị, ai cũng có thể bị xui xẻo, âm khí vận vào người.

Người mất ở đường ở chợ không được mang quan tài vào nhà

Người xưa cho rằng, người bị tai nại tử vong ngoài đường hay đuối nước, khi làm đám tang không được đặt quan tài trong nhà. Người qua đời bên ngoài nơi ở được cho là sự mất mát không đáng xảy ra. Nếu để quan tài trong nhà có thể khiến người sống đau khổ cả đời, vong linh người đã khuất cũng không được an nghỉ. Ngoài ra, điều này còn mang tới vận rủi cho gia đình.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 1

Người tử vong ngoài đường, khi nhập quan tránh đưa vào nhà.

>> Đừng bỏ qua: Bình Tinh nghẹn ngào ôm di ảnh mẹ ngã quỵ bên đường: “Mẹ ra đi, không để em kịp báo hiếu“​

Không để nước mắt rơi vào thi thể người vừa mất

Dù thương tiếc, đau buồn tới đâu, thân nhân cũng không được để nước mắt rơi xuống, chạm vào thi thể người quá cố. Theo quan niệm duy tâm, nước mắt tượng trưng cho sự lưu luyến của gia đình, khiến linh hồn người đã mất không thể siêu thoát. Nếu biết người thân còn níu kéo, người đã khuất cũng không đành lòng rời đi đầu thai, chuyển thế.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 2

Rơi nước mắt vào người đã mất là điều đại kị.

>> Đừng bỏ lỡ: Không lấy vợ, người đàn ông ở vậy làm “bố“ của 200 trẻ mồ côi, tàn tật: Từng bán cả xe máy để lấy tiền mua thức ăn cho tụi trẻ​

Phải che toàn bộ gương trong nhà lại

Ngay sau khi thi thể người mất được đưa về nhà, gia đình phải che phủ các tấm gương lại. Người xưa quan niệm, linh hồn thì không phản chiếu hình ảnh trong gương. Nếu một linh hồn lỡ soi vào vào gương không thấy bản thân, họ sẽ nhận ra là mình đã từ trần. Vong linh người quá cố có thể lo sợ, thậm chí trú ngụ trong gương không siêu thoát.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 3

Âm khí sẽ tích tụ lại trong gương, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới những người còn sống.

Dùng khăn trắng che mặt người đã mất

Phủ khăn trắng lên mặt nhằm phát hiện người đã mất có dấu hiệu của sự sống, có thở hay không, tránh hiện tượng “tử vong giả". Còn một nguyên nhân nữa được cho là tránh để người đã mất nhìn thấy ánh sáng. Bởi linh hồn khi tới cõi âm thường sợ ánh sáng ở dương gian. Thêm vào đó, do sắc mặt người đã khuất thường trắng bệch, tái nhợt nên người ta thường che lại để tránh gây ám ảnh.

>> Đừng bỏ qua: вᴏ̂́ мᴀ̂́т, ᴄᴏп ɢάι ʟᴏ̛́ρ 11 вᴇ̂́ ᴇм тгαι 18 тнᴀ́иɡ ᴆɪ тɪ̀ᴍ ᴍᴇ̣ тһɪ̀ ᴍᴇ̣ пᴏ́ɪ: ​

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 4

Sắc mặt người đã mất có thể khiến nhiều người kinh sợ nên phải dùng khăn trắng phủ lên trên.

Trước khi nhập quan phải buộc tay chân người đã mất

Nếu không cột tay chân thì người đã mất sẽ bị ma quỷ “nhập tràng". Đó là hiện tượng oan hồn chưa đầu thai, thấy người “hợp vía" vừa mất sẽ trú ngụ trong thân xác. Lúc đó, oan hồn nhập vào thi thể sẽ có biểu hiện nhảy qua lại như Cương Thi, chạm vào ai là người đó mất mạng. Để tránh tình trạng này, gia đình sẽ buộc tay chân thi thể lại.

>> Đừng bỏ qua: Về nhà thấy với chồng đang lăn lê trong phòng với bạn tɦâɴ, vợ liền khóa cửa hẳn 2 ngày cho cả đôi vui vẻ ƈɦάɴ chê thì thôi​

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 5

Một lý do khác khi buộc tay chân người đã mất trước khi nhập quan là để tránh thi thể co giật, không gây hoang mang, hoảng sợ.

Người thân phải đeo khăn trắng, đi chân trần trong tang lễ

Nhà có người qua đời, thân nhân trong tang lễ phải quấn khăn trắng lên đầu. Đây là cách để thông báo với làng xóm xung quanh là gia đình đang có tang sự. Đồng thời, hành động này cũng là để tưởng nhớ người đã khuất. Ngoài khăn trắng, tùy theo vai vế, thứ tự mà gia quyến còn đội mũ rơm, mang dây đai, gậy tang…

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 6

Tùy theo vai vế, thứ tự mà gia quyến quấn khăn, mặc áo tang trắng.

Linh đường phải dựng 2 cây chuối non

Tại đám ma, trên nắp áo quan người nhà sẽ cắt một khoanh thân chuối đặt lên để cắm nhang. Bên cạnh đó, bên linh sa còn để nguyên 2 cây chuối non đủ cả gốc lẫn củ. Đây là lời nhắn gửi yêu thương của người còn sống với người đã khuất, sẽ mãi mãi nhớ về nhau, bao bọc lấy nhau dù cho Âm – Dương cách biệt.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 7

Chuối dựng ở linh đường phải là chuối non, còn đủ gốc.

Người bị chó cắn không tới đám tang

Thi thể người vừa mất được cho là có nhiều vi khuẩn, tỏa ra hơi lạnh. Nếu người thể trạng yếu ở gần sẽ dễ bị nhiễm khí lạnh hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào người. Trường hợp người bị chó cắn, trong cơ thể có thể mang virus dại, gặp hàn khí có thể phát tác bệnh nhanh hơn.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 8

Người bị chó cắn kiêng tới đám ma kẻo phát bệnh.

Phụ nữ “ngày đèn đỏ" không dự tang lễ

Từ xưa, nhiều người đã mặc định rằng “nguyệt sư" ở phụ nữ là một thứ không sạch sẽ. Thời kỳ này, các cô gái dễ thu hút sự chú ý của cô hồn, dã quỷ. Tại đám tang, âm khí nhiều, không chỉ ma quỷ mà vong hồn cũng dễ xâm nhập. Nếu ai đang trong kỳ “đèn đỏ" tới đám ma, có thể sẽ trở thành mục tiêu của chúng.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 9

Phụ nữ “đến tháng" không nên đi đám ma cũng như lễ chùa.

Khi đưa tang, phải rải tiền ở dọc đường

Trên đường đưa tang, qua ngã ba, ngã tư hoặc qua cầu, gia chủ sẽ phải rải tiền thật ra khỏi xe chở quan tài. Lặp lại hành động từ nhà tới địa điểm an táng. Hành động này là để “dâng lễ vật" cho ma quỷ, cô hồn vất vưởng ở đường. Làm vậy, âm binh sẽ không làm khó dễ hay quấy phá, bắt nạt vong linh người đã mất trên đường sang thế giới bên kia.

Những quy định trong đám tang 99% người Việt không biết ý nghĩa - Ảnh 10

Từ nhà tới nơi an táng, trên đường gặp ngã ba, ngã tư hay qua cầu phải rải tiền.

Nguồn: Webtintuc