Tin tức

Mẹ già bán chó cho con trai cưới vợ hơn 21 tuổi giờ bần cùng túng thiếu, 1 tay nuôi cả dâu và con bệnh tật

Đánh giá bài viết:  3/5 (2 Đánh giá)

Nhắc đến con trai và con dâu, bà trầm ngâm hồi lâu rồi rơi nước mắt: “Thằng Hoàn nó không bình thường như con người ta nên tôi mới khổ thế này chứ. Nó mà khỏe mạnh, tỉnh táo thì có lẽ đời tôi chẳng tăm tối như bây giờ'.

Năm 2019, dư luận xôn xao câu chuyện mẹ tàn tật ở Hưng Yên phải bán cả đàn chó mới có tiền lấy vợ cho con trai. Đặc biệt cậu con ấy mới vừa tròn đôi mươi, cưới người phụ nữ hơn đến 21 tuổi. Khi ấy, ai cũng bảo bà thật “gan dạ” khi chấp nhận một cô con dâu chỉ đáng tuổi em gái mình. Bà không bận tâm, chỉ cần con trai hạnh phúc là đủ.

Buổi sáng cuối tuần đầu tháng 4/2021, chúng tôi có dịp về Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên) đã ghé thăm gia đình người mẹ tàn tật ấy – bà Hường (SN 1966). Ngôi nhà không khác trước là bao: tồi tàn, xung quanh cây cối um tùm và trong sân vẫn còn đống củi mục án ngữ…

>> Xem thêm: KHẨN: Tìм ngườι đến nнững địa đιểм lιên qυan nữ công nнân мắc Covid-19​

"Đấy, nhà tôi vẫn giống hồi trước như cô chú về thăm. Nó chẳng có gì khác là mấy, thậm chí còn xập xệ và cũ kỹ hơn. Tôi cũng mong có tiền sửa sang lại cho sung túc nhưng cực chẳng đã, nghèo quá", người phụ nữ ngoại ngũ tuần than thở. Sau đó bà giãi bày về quãng thời gian 2 năm qua – kể từ khi có thêm con dâu hơn con trai bà 21 tuổi, chỉ kém bà 12 tuổi.

Vốn tàn tật ở chân, nay thêm tay phải

Vừa trò chuyện, bà Hường vừa đưa tay trái đỡ lấy tay phải rồi từ từ nắn bóp. Nói về nguyên nhân khiến cánh bị đau, bà kể: “Tháng 7 năm ngoái, tôi thấy con rắn to bò ở cổng, gọi vợ chồng thằng Hoàn (con trai – PV) ra đánh đuổi nhưng hai đứa bảo lát nó sẽ tự bò đi. Tôi đành cầm khúc gỗ tự đuổi thì tay phải vô tình va vào trụ cổng khiến tay đau rụng rời”.

Bà Hường ngày càng gầy gò và ốm yếu hơn.

>> Xem thêm: Cụ ôɴɠ gõ cửa van ᶍι̇п ɢiúp 1 kg về nấu cháo chᴏ νợ օ̂́ɱ lıệƭ giường, đáp lại ℓà câu ɴó¡ vô ᴛìɴɦ kʜiến ςụ bật ⱪҺօ́‌ᴄ‌​

Đau đớn nhưng bà Hường không hề hay biết tay đã bị gãy nên cố gắng dùng sức bò từ cổng vào nhà. Hai ngày sau, bà nhờ người chở đến bệnh viện huyện thăm khám rồi được chẩn đoán bị gãy tay, phải bó bột và dưỡng sức một tháng. Nhưng vì không có ai đỡ công việc nhà nên bà đành gắng chịu, bất chấp lời dặn dò của bác sĩ mà lao vào làm lụng.

“Tôi không làm không được vì làm gì có ai phụ giúp đâu. Tôi nghỉ được dăm ngày thấy đàn chó 10 con, lũ gà vịt kêu đói suốt đành phải dậy đi kiếm rau, cái ăn cho chúng. Tôi không thể bỏ mặc được vì chúng chính là nguồn thu nhập chính của gia đình 4 miệng ăn này”, người mẹ tàn tật tâm sự.

>> Xem thêm: Тɾυɴɢ Qυṓc Τʜᴀ̉ Нàɴԍ Τɾιᴇ̣̂υ Coɴ Мuỗι Được ɴuôι Тʀoɴԍ ᴘнòɴԍ Тнí ɴԍнιệм Ʀᴀ Мôι Тʀườɴԍ Мỗι ɴԍàʏ​

Vì tham công tiếc việc lại thiếu hiểu biết nên giờ tay phải của bà Hường gần như tàn tật, không thể cử động nhiều hay làm được bất cứ việc gì cả. Bà bảo những hôm trái gió trở trời, cả cánh tay nhức buốt rồi không có cảm giác. Bà từng đôi lần muốn lên bệnh viện tỉnh hoặc Thủ đô kiểm tra nhưng nghĩ đến chuyện tiền bạc lại thôi.

Bà nghẹn ngào: “Nhà tôi cách Hà Nội 20-25km nhưng nghĩ lên đó xa xỉ lắm. Tôi có thể bắt xe buýt đi nhưng tiền khám bệnh, mua thuốc lên tới tiền triệu cơ. Tôi làm gì có đủ chứ, đàn chó với gà vịt còn non quá nên chẳng ai mua cả. Thôi tôi chấp nhận hết, chân tàn tật, nay thêm tay cũng không sao. Tất cả do số phận cả rồi”.

“Nó cưới xong, cuộc sống không khấm khá lên là mấy”

Thấy người phụ nữ 55 tuổi kể vậy, chúng tôi bèn nhắc đến con trai và con dâu, bà trầm ngâm hồi lâu rồi rơi nước mắt: “Thằng Hoàn nó không bình thường như con người ta nên tôi mới khổ thế này chứ. Nó mà khỏe mạnh, tỉnh táo thì có lẽ đời tôi chẳng tăm tối như bây giờ.

>> Đừng bỏ qua: Trang Khàn gọi bà Hằng là “người đàn bà cuồɴ cuộɴ”, tạo ᴅʀᴀмᴀ để cнᴇ ԍιấu “ᴅĩ vãɴԍ ᴅơ ᴅáʏ”: Bà con ʙìɴʜ ᴅươɴg đang đóι κнổ gọi lên chùa, sao không thấy giúp?​

Hồi nó về đòi cưới cái Dung (con dâu – PV), tôi có khuyên phải nghĩ thật kỹ vì lấy vợ hơn 21 tuổi, chỉ cần qua một lần sinh nở sẽ già và xấu đi. Nó sẽ nhanh chán rồi vợ chồng lại thường xuyên cãi nhau. Nhưng thấy con kiên quyết, gặp được người yêu thương thật lòng nên tôi đồng ý. Khi ấy tôi chỉ mong nó hạnh phúc, có thể đỡ đần được mẹ già. Ngờ đâu, nó cưới xong, cuộc sống cũng không khấm khá lên là mấy".

Căn nhà tồi tàn và cũ kỹ của bà Hường.

Theo lời kể của bà Hường, sau cưới chị Dung làm ở một tiệm mát-xa cách nhà chừng 10km, còn Hoàn đi phụ hồ rồi tranh thủ đưa đón vợ. Được thời gian, cả hai cùng nghỉ vì thu nhập quá thấp, chuyển đi nhặt sắt vụn sống qua ngày. 

“Xưa nay, tôi là người nuôi 2 vợ chồng nó. Nhiều người bảo cho chúng ra ăn riêng để tự lập nhưng tôi thương xót con nên cứ cố. Tôi chỉ mong chúng nó tu chí làm ăn, tích cóp tiền bạc rồi sửa sang cái nhà cho tử tế. Tuy nhiên, đó mãi chỉ là ước nguyện, chẳng bao giờ có thể thực hiện được.

Chúng kiếm được bao nhiêu chỉ đủ chi tiêu linh tinh với chi phí thuốc thang cho bệnh liệt nửa người của thằng Hoàn. Đợt vừa rồi sức khỏe của tôi yếu, có nói chuyện với hai đứa về việc dọn ra ở riêng. Chúng đồng ý nhưng tôi vẫn lo lắng sẽ không kham nổi".

Con trai và con dâu của bà Hường.

Đến nay, đã 3 tuần trôi qua, vợ chồng Hoàn – Dung không còn ăn chung với bà Hường. Nhưng hai vợ chồng vẫn sống cùng nhà, sử dụng mọi đồ đạc của bà. Bà bảo đôi lần muốn bảo ban con dâu có tiền thì sắm thêm để dùng cho tươm tất nhưng nghĩ đến cảnh các con kiếm tiền lại phải nắng mưa ra ngoài nhặt sắt, bà lại thôi. Bà sẽ cố lo cho con đến khi nào không lo được nữa.

Nhắc đến chị em ruột trong nhà, bà Hường thở dài: “Cha mẹ tôi sinh được 5 con gái. Người lấy chồng xa, người bận công việc, còn tôi không chồng nên đảm nhiệm việc nuôi ông cụ. Giờ hai cha con cứ nương tựa vào nhau mà sống. Tôi chỉ mong trời thương không ốm đau để có thể nuôi đàn chó, gà vịt kiếm đồng ra đồng vào, chứ không ham gì nữa”.

Nói lời tạm biệt bà Hường, chúng tôi cứ canh cánh nỗi lòng khi sức khỏe của bà ngày càng yếu đi. Mong rằng có một phép màu diệu kỳ giúp tay phải của bà khỏe mạnh trở lại, đủ sức chăm lo tiếp cho cả gia đình, bởi cuộc đời người mẹ ấy đã quá đỗi khổ cực từ thuở con gái đến giờ.


Liên hệ với lãnh đạo xã Đại Đồng - nơi bà Hường sinh sống, đại diện xã xác nhận hoàn cảnh của gia đình bà Hường. Hiện bà chăm sóc một người cha già, bản thân lại tàn tật, sống cùng con trai và con dâu nhưng nghề nghiệp không ổn định. Thường ngày, bà làm nghề mò cua bắt ốc nhưng do sức khoẻ yếu nên giờ chỉ chăn nuôi nhỏ tại nhà. Hàng năm, chính quyền xã đã có những thăm hỏi, động viên gia đình bà.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nguoi-me-ban-ca-dan-cho-moi-co-tien-cho-con-trai-cuoi-vo-hon-21-tuoi-gio-ra-sao-d271408.html