Tin tức

Hình ảnh bà nội già yếu xanh xao, ngủ gục khi chờ cháu gái đi học về ăn cơm gây xúc động mạnh

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

'Từ ngày mẹ mất, bà xanh xao lắm. Mỗi khi mình đi học xa, bà lại khóc và lọ mọ soạn đồ cho mình...'

Trên đời này có 2 người phụ nữ, lúc nào cũng xinh đẹp và dịu dàng bao dung với bạn nhất, đó là: Mẹ và Bà. Nếu mẹ có thể đánh mắng ta, thì bà tuyệt nhiên hiền dịu, không trách mắng nửa lời.

Muốn thấu hiểu nỗi lòng ông bà, phải kể đến quãng thời gian sinh viên đi học xa nhà, lần nào về cũng được dúi cho dăm đồng vì sợ con cháu ngoài thành phố thiếu ăn thiếu mặc. Hay khi cứ đến cuối tuần, lại gọi điện hỏi xem có tranh thủ về thăm nhà được không.

Mới đây, một cô nữ sinh đã chia sẻ câu chuyện về người bà của mình. Sau khi mẹ mất, bà càng thương đứa cháu nhỏ hơn. Mỗi lần cô bạn đi học xa, bà lại khóc rưng rức khi soạn đồ.

>> Có thể bạn quan tâm: Giá vàng hôm nay 12/4: Vàng trong nước đồng loạt giảm giá, lại rơi khỏi mốc​

Người bà ngủ gục khi đợi cháu gái ăn cơm (Ảnh: Vân Anh)

Nguyên văn câu chuyện chia sẻ từ cô nữ sinh:

"Từ ngày mẹ mất, bà mình xanh xao lắm. Mỗi khi mình đi học xa, bà lại khóc và lọ mọ soạn đồ cho mình. Có lần chiều tối mình gọi bà mãi không thấy đâu, thì ra biết cháu thích ăn thịt nướng nên chạy mua 5 xiên còn bảo: Người cháu gầy, cháu ăn nhiều lên.

Cháu đi học xa về lúc nửa đêm, đang nấu cơm thì bà giật mình chạy vội xuống bếp đợi cháu xong cho bằng được, rồi bà ngủ gục trên ghế. Cứ đến giờ ăn cơm bà lại dặn:

- Năm sau cháu học xong lấy chồng, bà ra Hà Nội ở với cháu (Bà cứ nghĩ Hà Nội gần lắm...)

>> Có thể bạn chưa biết: “Sao kê” vừa chiếu, Đàm Vĩnh Hưng lại вị ρʜάρ ʟυậτ “ʂờ gáy” khi công кʜɑι xuyên tạc bản đồ ∨iệτ Νaм​

Nghe cháu nói ngày mai ra Hà Nội là ngồi tuốt rau ngót để cháu mang đi vì sợ rau Hà Nội sâu. Bà lúc nào cũng trông mình về, cứ có người đến lại mượn điện thoại gọi cho mình hỏi mình sắp về chưa, lúc nào cháu mới về, bà không ngủ được.

Cứ nghĩ đến bà, con đường phía trước sáng lên hẳn".

Được biết, cô cháu gái đã mua cho bà thêm chiếc điện thoại để 2 bà cháu tiện liên lạc. Dù chỉ là chiếc điện thoại "cục gạch" 200-300 nghìn nhưng giá trị tinh thần đem lại quả thật không gì đong đếm được.

Chiếc điện thoại cô cháu gái mua cho bà để tiện liên lạc (Ảnh: Vân Anh)

>> Có thể bạn chưa biết: Về nhà bố mẹ vợ ăn cơm, thanh niên lên giọng nói ᴛɦẳɴg vào мặᴛ bố vợ khi sαi ᴛʜịᴛ vịt: Đến ăn cho là còn may​

Quả là không ai thương con cháu bằng ông bà. Tình cảm gia đình đơn giản như vậy, trong mỗi hành động đều hướng về người thân của mình. Dù theo cách hà khắc hay nhẹ nhàng, ông bà chỉ mong duy nhất 1 điều là con cháu được an yên. Chẳng riêng gì hồi nhỏ, khi lớn lên thì tình yêu đó chẳng hề vơi đi.

Chỉ sau thời gian ngắn chia sẻ, bài đăng đã nhận về nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc với cô cháu gái. Nhiều người hi vọng cô cháu sớm thành đạt, kiếm được căn nhà ngoài Hà Nội để sớm đưa bà ra ở cùng, phụng dưỡng thật tốt tuổi già.

- "Bà mình mất vì bệnh ung thư. Mình vội vã bay từ trong Nam ra đến Hải Phòng, về đến Nam Định cũng 3h sáng. Mặc dù bà không nói được, nhưng vẫn cố gắng nắm tay mình kêu đi ngủ đi. Khoảng 2-3 ngày sau thì bà mất, trước khi về không cho ai cho mình biết bà bị ung thư. Chúc bà thật nhiều sức khỏe. Người già sống một mình không con cháu hay bỏ ăn lắm, nên nhớ quan tâm ông bà thường xuyên hơn...", bạn K.L xúc động chia sẻ.

- "Bà mình mới mất. Hồi mình đi học xa, mỗi lần leo lên xe là lại đi kiếm để chào bà con đi học. Hôm nào vội quá quên, bà mẹ gọi ra: 'Mày quên chào bà nội đi học rồi con, bà đang khóc ở nhà'. Giờ càng nghĩ lại càng thấy thương", bạn T.U tâm sự.

- "Hồi xưa mình cũng định lên Hà Nội học. Nhưng nghĩ bà già rồi, nhỡ ốm đau cái đùng không kịp về lại hối hận lắm. Nên mình chọn 1 trường ở thành phố, suốt 4 năm vẫn phóng 17km về mỗi ngày ăn cơm với gia đình. Mình nghĩ bạn suy nghĩ kĩ, dành nhiều thời gian quan tâm bà hơn. Người già sống một mình dễ tủi thân lắm", bạn B.T tâm sự.

Nguồn: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hinh-anh-ba-noi-gia-yeu-xanh-xao-ngu-guc-khi-cho-chau-gai-di-hoc-ve-an-com-gay-xuc-dong-manh-162202311213255243.htm