Tin tức

Hải Dương bỏ giãn cách xã hội có sớm không?

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

Một xã ở Hải Dương bị phong tỏa từ chiều qua (1-3) do có 7 ca lây nhiễm. Trong khi đó, tỉnh quyết định bỏ giãn cách xã hội ở tỉnh này từ 0h ngày 3-3.

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 ra vào thành phố Hải Dương - Ảnh: CHÍ TUỆ

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 ra vào thành phố Hải Dương - Ảnh: CHÍ TUỆ

Chiều qua 1-3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương đã ra quyết định phong tỏa toàn bộ xã Kim Đính (huyện Kim Thành), gồm 2.120 hộ gia đình với 7.514 nhân khẩu, do trong hai ngày ghi nhận 7 ca nhiễm.

Thêm 7 trường hợp dương tính

Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 1-3, ông Phạm Duy Tuyến - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương - xác nhận thông tin có 7 trường hợp ở xã Kim Đính dương tính với COVID-19. 7 trường hợp này chưa được Bộ Y tế công bố.

>> Xem thêm: Bà Pɦươɴg Ηằng Ɓấᴛ ɴgờ “cấm cửa” ông Đoàn Ngọc Ηải: Ông ấγ phát tán ảnh với anh Dũng vì ɴhiềᴜ ý đồ​

Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn quyết định kết thúc 14 ngày thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 3-3, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, đồng thời chuyển toàn tỉnh sang một trạng thái mới - vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng và Kim Thành cơ bản thực hiện chỉ thị số 15 cho tới ngày 17-3.

Các huyện còn lại thực hiện cơ bản theo chỉ thị số 19 của Thủ tướng cho tới khi dập dịch hoàn toàn. Các xã, khu, điểm dân cư đang thực hiện quyết định phong tỏa thì tiếp tục thực hiện cho tới khi có quyết định kết thúc phong tỏa.

Phương châm "5 rõ"

>> Bạn có biết: Bật khóc trước bài văn đầy uất nghẹn củɑ học ѕinh lớρ 6 không có ᴍẹ, bɑ ở tù: “Nếu trên đời này không có tôi thì tốt biết ᴍấy”​

Tại cuộc họp trực tuyến đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch COVID-19 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vào sáng 1-3, ông Lương Văn Cầu - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho biết tính đến ngày 1-3 toàn tỉnh ghi nhận 665 ca mắc COVID-19, trong đó 289 người đã khỏi bệnh và ra viện. Trong số hơn 16.000 trường hợp F1, có hơn 13.000 trường hợp đã hoàn thành cách ly. Toàn tỉnh hiện còn 68 khu cách ly tập trung với hơn 3.000 người.

"Tâm dịch Chí Linh đã được dập tắt hoàn toàn, số ca mắc mới đã giảm rõ rệt. 12 ngày qua phát hiện 50 ca bệnh, hầu hết trong khu cách ly và vùng phong tỏa. Xét nghiệm gần 40.000 mẫu và không phát hiện ca nhiễm ngoài cộng đồng" - ông Cầu cho biết. 

Ngoài ra, trọng điểm dịch ở huyện Cẩm Giàng cũng đã được kiểm soát tốt; nhiều ngày qua số ca mắc giảm rõ rệt, các ca mắc đều nằm trong khu cách ly và khu vực phong tỏa. 

>> Xem thêm: Đi chợ giúp, một phường ở TP.HCM ɓị ‘Ɓσm hàng’ 30 đơn trong 1 ngày, lý do: “Đặt thử xem có thật кɦôɴg”​

Điểm dịch Kim Thành đã được cô lập chặt và đang tập trung dập dịch trong thời gian sớm nhất. TP Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách đã triển khai xét nghiệm theo kế hoạch lấy khoảng 38.000 mẫu và không phát hiện ca mắc ở cộng đồng.

Lực lượng chức năng kiểm soát người dân ra vào TP Hải Dương - Ảnh: CHÍ TUỆ

Lực lượng chức năng kiểm soát người dân ra vào TP Hải Dương - Ảnh: CHÍ TUỆ

Đánh giá về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng nhìn nhận: "Đợt dịch lần này rất đặc biệt nên kịch bản đề ra trước đó chưa đáp ứng được tình hình mới phức tạp hơn, gay go hơn, quy mô rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Vì vậy ban đầu Hải Dương lúng túng bị động nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang thế chủ động, đến bây giờ hoàn toàn chủ động kiểm soát được dịch bệnh".

>> Xem thêm: Phi Nhung gặp chuyển вιếɴ xấυ, quản lý τιếτ ʟộ τìɴʜ trạng ʜιệɴ tại: Mong mọi người cầu nguyện cho cô ấγ vượt qυɑ​

Về việc kết thúc giãn cách xã hội, ông Thăng giao các huyện, thành phố, thị xã chủ động quyết định các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ đối với từng khu vực, địa điểm cụ thể. 

Ông nhấn mạnh: "Xây dựng kịch bản theo phương châm 5 rõ (rõ việc, rõ người, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm) dựa trên việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ đợt chống dịch lần này. Tiếp tục thần tốc thực hiện các biện pháp giám sát phát hiện nhanh các ca nhiễm COVID-19; tiến hành khoanh vùng, truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm; tổ chức điều trị hiệu quả, dập dịch dứt điểm".

Nên đánh giá thật kỹ

Theo GS.TS Trần Như Dương - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương, đến lúc này Hải Dương ghi nhận 665 ca bệnh nhưng chưa bị trường hợp tử vong nào. Đây cũng là một thành công rất lớn trong công tác phòng chống dịch của tỉnh Hải Dương. 

Ông Dương đánh giá việc chống dịch lần này ở Hải Dương rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các đợt dịch trước đây. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng đến thời điểm này Hải Dương kết thúc giãn cách xã hội, chuyển sang giai đoạn mới để thực hiện mục tiêu kép là hợp lý. 

Lực lượng CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở ổ dịch xã Kim Liên, huyện Kim Thành - Ảnh: CHÍ TUỆ

Lực lượng CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở ổ dịch xã Kim Liên, huyện Kim Thành - Ảnh: CHÍ TUỆ

Tuy nhiên, ông Sơn khuyến cáo Hải Dương tiếp tục chú ý các khu cách ly, do ngày 28-2 vẫn ghi nhận ca bệnh tại khu cách ly và bệnh nhân đã vào khu cách ly từ ngày 1-2. 

"Cần đảm bảo giãn cách tại khu cách ly, thường xuyên hướng dẫn để người được cách ly biết cách phòng dịch" - ông Sơn lưu ý.

Bên cạnh đó, tại các khu vực đã phong tỏa, cần đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm để phong tỏa chặt nhưng ở phạm vi nhỏ, tương tự như Hà Nội đã làm thời gian qua.

Một chuyên gia về dịch tễ cũng cho rằng Hải Dương nên đánh giá kỹ lại nguy cơ từng khu vực trước khi gỡ bỏ giãn cách toàn tỉnh, theo hướng xã, thôn nào còn nguy cơ (có ca bệnh/ca nghi ngờ) thì tiếp tục phong tỏa, khu vực nào an toàn thì gỡ phong tỏa. Tùy tình hình, có thể cấm tụ tập đông người, cấm karaoke, vũ trường, không cần giãn cách theo chỉ thị 16.

"Nên làm theo hướng mà Hà Nội đã làm gần đây là ban đầu phong tỏa phạm vi rộng, sau đó truy vết và xét nghiệm nhanh, đánh giá nguy cơ rồi thu hẹp diện phong tỏa, phong tỏa diện hẹp nhất có thể nhưng lại chặt trong khu đã phong tỏa. Còn nếu phong tỏa diện rộng nhưng không quản lý được trong khu vực đã phong tỏa sẽ dẫn đến lây nhiễm trong khu đã phong tỏa" - chuyên gia này cho biết.

Nguồn: https://tuoitre.vn/hai-duong-bo-gian-cach-xa-hoi-co-som-khong-20210302090430139.htm