Tin tức

Đau lòng nữ sinh lớp 11 Hải Dương mồ côi bố mẹ và ước mơ phía trước mịt mờ

'Cuộc sống của em nhờ vào bà ngoại, người thân và em mong em sẽ học hết đại học để sau này có được công việc ổn định tự nuôi sống bản thân, dẫu biết rằng để được học tiếp là rất khó khăn...', nữ sinh lớp 11 tâm sự.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về gia đình em Đinh Thị Hai (SN 2004, học sinh lớp 11), trú tại xóm 1, thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) giữa những ngày đông lạnh giá cuối năm. Trong ngôi nhà cấp 4 nằm sâu trong ngõ là mái ấm gia đình của 5 người phụ nữ với số phận khác nhau…

Ngồi tựa mình trên ghế hướng ánh mắt về phía xa xăm, bà Phan Thị Dựa (77 tuổi, bà ngoại em Hai) buồn rầu nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại và phận đời hẩm hiu của người con gái thứ 4 xấu số. Trong nỗi buồn ấy, nước mắt bà luôn trực trào mỗi lần nhìn người cháu ngoại đang học lớp 11G trường THPT Ninh Giang mồ côi cả cha lẫn mẹ.

>> Đừng bỏ qua: “Cửa hàng giãn cách không người bán” đồng giá 10k, người khó khăn cứ đến lấy về dùng, tiền trả “lúc nào cũng được”​

Em Đinh Thị Hai - học sinh lớp 11G, trường THPT Ninh Giang có mẹ qua đời do mắc bệnh lao, bố mất vì tai biến. Ảnh: Đ.Tùy

Em Đinh Thị Hai - học sinh lớp 11G, trường THPT Ninh Giang có mẹ qua đời do mắc bệnh lao, bố mất vì tai biến. Ảnh: Đ.Tùy

"Bình thường thì không sao nhưng mỗi khi nhìn thấy cháu, tôi lại buồn, lại đau như thắt từng khúc ruột. Ngày con gái, con rể còn thì gia đình vốn đã vất vả, giờ bố mẹ cháu mất đi cuộc sống càng khốn khó hơn. Đặc biệt, mỗi khi Tết đến Xuân về các gia đình có bố, có mẹ quây quần đoàn tụ bên mâm cơm, tôi chỉ biết khóc thương…" , bà Dựa nghẹn ngào.

Bà Nguyễn Thị Dựa chia sẻ câu chuyện gia đình và nỗi buồn mỗi khi nhắc đến người cháu ngoại mồ côi tội nghiệp. Ảnh: Đ.Tùy

>> Bạn có biết: Chuɑ chát 2 ɑnh eᴍ ᴍâu thuẫn lối đi từ ᴍiếng đất thừɑ kế: Không nhìn ᴍặt nhɑu, xây gạch để chiɑ đôi con đường gây xôn xɑo ᴍạng xã hội.​

Bà Nguyễn Thị Dựa chia sẻ câu chuyện gia đình và nỗi buồn mỗi khi nhắc đến người cháu ngoại mồ côi tội nghiệp. Ảnh: Đ.Tùy

Bà Dựa có 5 người con (1 trai, 4 gái) thì chị Nguyễn Thị Gọn (SN 1978, mẹ em Hai) là con thứ 4. Do hoàn cảnh khó khăn cho nên chị Gọn chỉ được học hết lớp 7 và ở nhà lao động cùng bố mẹ. Khi vừa tròn 18 tuổi, con gái bà Dựa ra huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) làm keo thuê. 

Tại nơi mảnh đất xứ người này, chị Gọn đã gặp anh Đinh Văn Long (SN 1972, trú tại xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ). Thấu hiểu và thương cảm hoàn cảnh của nhau, năm 2003, anh chị lên duyên vợ chồng. Đến năm sau, cháu Hai chào đời trong niềm vui của gia đình, học tộc. Có con nhỏ khiến cuộc sống của vợ chồng chị Gọn trở nên khó khăn hơn. Ngày ấy, ngoài công việc làm ruộng, vợ chồng chị đi làm keo thuê và ai thuê gì làm đó.

>> Đừng bỏ lỡ: Thần đồng тoán нọc 3т вιếт тínн nнẩм, đọc cнữ vanн vácн lên Chυyện lạ Vιệт Naм lớn lên lạι đáng тιếc​

Sau khi bố mẹ qua đời, cuộc sống em Hai nhờ vào sự cưu mang của người thân. Ảnh: Đ.Tùy

Sau khi bố mẹ qua đời, cuộc sống em Hai nhờ vào sự cưu mang của người thân. Ảnh: Đ.Tùy

Năm 2014, chị Gọn thấy sức khỏe suy giảm và bị ho ra máu. Sau khi đi khám tại bệnh viện, chị được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh bệnh lao phổi, dạ dày. Biết bệnh của mình nhưng vì điều kiện không có nên chị chỉ lấy thuốc về uống và tiếp tục đi làm thuê. Thương vợ, nhiều lần anh Long động viên chị ở nhà chuyên tâm chạy chữa, nhưng vì gánh nặng cơm áo nên chị vẫn đi làm.

>> Đừng bỏ lỡ: Vì một sơ suất nhỏ của vợ, chồng hất đổ mâm cơm mặc kệ người ngoàí cαn gíán khíến ngườí phụ nữ đưα rα quyết định “vả mặt”​

"Hôm đó cả gia đình em đang ngồi ăn cơm trưa thì mẹ lên cơn ho kèm theo máu ở miệng, mũi. Lúc này, bố và người thân đưa mẹ đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Ngày mẹ mất, em đang học lớp 4", em Hai cho biết.

Bàn thờ bố mẹ nữ sinh Hai tại xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) khô quạnh, trống vắng. Ảnh: Đ.Tùy

Bàn thờ bố mẹ nữ sinh Hai tại xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) khô quạnh, trống vắng. Ảnh: Đ.Tùy

Sau khi chị Gọn qua đời, cuộc sống 2 bố con em Hai trở nên khó khăn hơn. Thương vợ, thương con và suy nghĩ nhiều khiến sức khoẻ anh Long giảm sút rõ rệt. Do đó, anh nghỉ làm keo thuê và xin làm công nhân nhà máy gạch. Tuy nhiên, làm được gần 1 năm anh cũng bỏ việc vì sức khoẻ yếu.

Em Hai nghẹn ngào: "Đến giờ em vẫn còn sốc ngày bố qua đời vì trước đó hai bố con vẫn vui vẻ, chuyện trò. Hôm đó, khi đi làm về khuya, bố em tắm không may bị cảm lạnh, lên cơn co giật và dẫn đến tai biến liệt cả người. Sau khoảng 1 tuần điều trị, bố em mất năm 2018. Ngày bố mất, em đang học lớp 9 ở trường thì được người thân lên đón về. Khi về đến nhà, em thấy nhiều người có mặt bên giường bệnh gào khóc gọi tên bố trong vô vọng…".

Bà Dựa bên người cháu ngoại mồ côi. Ảnh: Đ.Tùy

Bà Dựa bên người cháu ngoại mồ côi. Ảnh: Đ.Tùy

Ngày con gái, con rể qua đời, gia đình bà Dựa đều ra Hoành Bồ (Quảng Ninh) để lo tang. Khi công việc chu toàn, mọi người động viên cháu Hai cố gắng học tập và được gia đình nội -ngoại đùm bọc cưu mang. Tuy nhiên, kinh tế 2 bên cũng không mấy dư dả cho nên việc học tập sinh hoạt của cháu Hai được bác ruột (anh trai mẹ) hỗ trợ chu cấp.

Đến tháng 8/2020, em Hai chuyển về quê ngoại (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang) học tập, sinh sống. Hiện tại, ngoài em Hai, ngôi nhà của bà Dựa còn là nơi sinh sống, nương tựa của 2 người con gái kém may mắn, bệnh tật.

Người con gái út bà Dựa bị tàn tật và ảnh hướng trí não. Ảnh: Đ.Tùy

Người con gái út bà Dựa bị tàn tật và ảnh hướng trí não. Ảnh: Đ.Tùy

Nhắc đến 2 người con gái kém may mắn, bà Dựa kể, chị Nguyễn Thị Gấm (SN 1967, con gái lớn) lấy chồng ở tỉnh Quảng Ninh, khi đang mang bầu thì không may chồng qua đời. Ở mảnh đất xứ người không nơi nương tựa, chị khăn gói về quê ở nhờ nhà mẹ đẻ và sinh con. Hiện tại, con gái chị Gấm đã lớn nhưng không được nhanh nhẹn, còn bản thân ngoài công việc đồng áng, chị Gấm đi mò cua bắt ốc để có thêm thu nhập. Riêng chị Nguyễn Thị Gương (SN 1982, con gái út bà Dựa) bị tàn tật và ảnh hưởng trí não nên người con này của bà không có khả năng lao động.

Lật giở từng tấm ảnh của gia đình từ cuốn abum cũ, em Hai như muốn tìm lại kỷ niệm của người thân, tìm về kí ức tuổi ấu thơ bên bố mẹ. Nhưng khi ngắm nhìn những bức ảnh ấy, nước mắt em đã rơi bởi sự cô đơn đan xem khó khăn hiện tại và tương lai mờ mịt phía trước.

Mỗi lần nhớ bố mẹ, em Hai mang cuốn abum ảnh của gia đình xem và nước mắt lại rơi... Ảnh: Đ.Tùy

Mỗi lần nhớ bố mẹ, em Hai mang cuốn abum ảnh của gia đình xem và nước mắt lại rơi... Ảnh: Đ.Tùy

"Từ ngày bố mẹ qua đời, em suy sụp một thời gian dài và cố gắng quên đi mọi thứ để tập trung học tập. Mỗi khi thấy nhìn các bạn cùng trang lứa được bố mẹ đùm bọc, quây quần bên gia đình, em tủi thân và khóc. Hiện tại, cuộc sống của em nhờ vào bà ngoại, người thân và em mong sẽ học hết đại học để sau này có được công việc ổn định tự nuôi sống bản thân, dẫu biết rằng để được học tiếp là khó khăn...", nữ sinh lớp 11 tâm sự.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Đặng Duy Hiến - Chủ tịch UBND xã Hồng Phong thông tin, bình thường cuộc sống của bà Dựa vốn đã vất vả khi bản thân tuổi cao sức yếu không còn khả năng lao động. Trong khi bà còn người con gái út tàn tật từ nhỏ, do vậy từ lúc cháu Hai về ở cùng càng khiến cho cuộc sống trở nên chật vật hơn.

Nỗi buồn đan xem sự cô đơn của nữ sinh lớp 11 mồ côi bố mẹ mỗi khi khi Tết đến xuân về. Ảnh: Đ.Tùy

Nỗi buồn đan xem sự cô đơn của nữ sinh lớp 11 mồ côi bố mẹ mỗi khi khi Tết đến xuân về. Ảnh: Đ.Tùy

"Mặc dù địa phương còn khó khăn về kinh tế nhưng chúng tôi sẽ có những phần quà để hỗ trợ, động viên cháu Hai cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tôi mong các nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân hãy quan tâm, giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương này để cháu yên tâm học tập, giúp cháu vơi bớt nỗi buồn khi cùng lúc mất cả cha lẫn mẹ", Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cho biết.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/dau-long-nu-sinh-lop-11-hai-duong-mo-coi-bo-me-va-uoc-mo-phia-truoc-mit-mo-20210104144354163.htm