Tin tức

Chuyện lạ có thật: Cô dâu phải khóc suốt 1 tháng trước khi cưới, khóc càng to thì lấy chồng càng giàu

Đánh giá bài viết:  2/5 (1 Đánh giá)

Nhìn thì tưởng bị ép cưới nhưng bạn sẽ không thể ngờ cô dâu nếu càng khóc to thì chứng tỏ được gia đình dạy dỗ tử tế và được nhà chồng yêu mến.

Vào ngày cưới, chuyện cô dâu xúc động vì phải xa cha mẹ là chuyện thường tình. Thế nhưng, trong phong tục của dân tộc Thổ Gia, cô dâu bắt buộc phải khóc trong 1 tháng trước khi tiến hành lễ cưới về nhà chồng. Tục lệ này được gọi là tục khóc gả.

Trong quan niệm của người Thổ Gia, cô dâu nào càng khóc to thì càng chứng tỏ gia đình gia giáo và bản thân công dung ngôn hạnh.

>> Đừng bỏ qua: Trốп đi ᴄhơi, ᴄhồпց ᴛrẻ bị vợ пhốᴛ пցay vào lồпց ցà, quậᴛ ᴄho khôпց ᴛrượᴛ pháᴛ пào: “Ai đaпց muốп lấy vợ ᴛhì xem mà ᴄâп пhắᴄ”​

Theo tương truyền, tục khóc gả xuất phát từ thời Chiến Quốc (năm 475 – 221 Trước Công Nguyên). Vào thời bấy giờ, công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên. Bởi vậy, người mẹ đã quỳ dưới chân khóc lóc và cầu mong cho con gái mình có được cuộc sống hạnh phúc. Kể từ đó tới nay tập tục này dần trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày cưới.

Việc khóc trước khi cưới là nghi lễ mà bất cứ cô dâu nào cũng phải làm. Họ sẽ phải dùng tiếng khóc để “chào mừng” ngày trọng đại của mình trước đó 1 tháng đến vài tháng. Và tất nhiên, không chỉ cô dâu mà các thành viên khác trong gia đình cũng phải khóc cùng.

>> Xem thêm: KHẨN: 3 tỉnh, thành thay đổi lịch đi học lại 2021 và kế hoạch khai giảng​

Dù không có quy định rõ ràng thế nhưng cô dâu không được phép khóc ít hơn 3 ngày. Mỗi ngày sẽ phải khóc trên 1 tiếng. Trong 10 ngày tiếp theo sẽ tới lượt mẹ cô dâu khóc cùng con mình. Tiếp theo 10 ngày cuối cùng sẽ là các anh chị em phụ nữ trong nhà khóc cùng.

Mọi người càng khóc to càng nức nở thì cuộc hôn nhân sẽ càng hạnh phúc viên mãn. Nhà chồng lựa chọn con dâu cũng sẽ dựa vào tiếng khóc. Cô gái nào càng khóc to sẽ càng được gia đình chồng đánh giá cao. Người con gái biết khóc thì sẽ càng chứng tỏ là gia đình dạy dỗ cẩn thận.

Tục lệ khóc gả được chia ra thành nhiều phần: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô gì chú bác và khóc từ biệt tổ tông…

Nguồn: https://tinnhanhvnn.com/tap-tuc-la-vung-dat-co-dau-phai-khoc-trong-1-thang-ruoc-khi-cuoi/