Du lịch

Cha mẹ ở quê 15 năm gửi thịt rau, con gái 40 tuổi ở thành phố không thể tự lập, vẫn trông chờ mẹ

Đánh giá bài viết:  2/5 (1 Đánh giá)

Mặc dù con gái đã có gia đình riêng, nhưng bố mẹ người Hàn Quốc vẫn giữ thói quen gửi đồ ăn từ quê lên thành phố khi con còn là sinh viên đến giờ.

Cô Kim (40 tuổi) một nhà văn đang sống tại Seoul (Hàn Quốc) chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng, bố mẹ bắt đầu gửi đồ ăn cho cô từ năm 2006, khi cô vẫn còn là sinh viên năm nhất đại học. Lần đầu sống xa nhà, bố mẹ cô đã rất lo lắng cho con gái và liên tục "trợ cấp" lương thực thực phẩm cho cô đủ ăn cả tháng.

Tuy nhiên, sau khi Kim ra trường đi làm, lấy chồng rồi sinh con, gia đình ở quê vẫn tiếp tục gửi đồ cho mình. Và không những thế còn thêm nhiều đồ đông lạnh, thức ăn nấu sẵn và những loại nông sản thu hoạch theo mùa như gạo, ớt bột, hành, tỏi, mè, đậu xanh…

Từ tháng 5/2019 đến nay, cứ 20 ngày, cô lại nhận được một bưu kiện từ gia đình ở quê.

>> Có thể bạn quan tâm: Sao Việt thất lα̣ƈ coɴ: ᴛʜươɴɡ Tín chưa 1 lần gặp, Việt Quang qʋɑ ᵭời cũng chưa biết con còn sống hay đã мấᴛ​

Những chiếc thùng xốp lớn đựng đầy cá nướng, bào ngư hầm, gà hấp, canh rong biển, bạch tuộc, hành, tỏi nhà tự trồng, kim chi và hàng chục món ăn kèm khác. Tất cả đã được chế biến sẵn, đóng gói kỹ và gửi đến tận nhà Kim.

Cha mẹ vẫn giữ thói quen gửi đồ ăn cho con gái suốt 15 năm từ khi con còn là sinh viên năm nhất đến giờ

“Họ sợ tôi bỏ bữa, sợ tôi vất vả khi vừa phải đi làm, vừa phải lo chuyện bếp núc. Các ông bố bà mẹ ở vùng nông thôn còn sợ con cháu ở thành phố không mua được thực phẩm sạch, không tự làm được kim chi”.

Dù hiểu được tấm lòng của cha mẹ, Kim hoàn toàn không muốn nhận thực phẩm tiếp tế như thế này.

“Mẹ tôi luôn nói rằng chẳng có gì to tát, nhưng tôi biết chuẩn bị những thứ này rất vất vả. Tôi đã từ chối nhiều lần song mỗi lần như vậy, mẹ lại nói đợt tới chỉ gửi một ít kim chi. Thế nhưng, lần sau thùng đồ vẫn rất đầy và nặng”.

>> Có thể bạn quan tâm: Hải Dương yêu cầu người dân không tụ tập ăn uống, gặp mặt dịp nghỉ lễ 2/9​

Những thực phẩm như rau củ quả, gà, trứng, thịt.... vẫn được gửi từ quê lên đều đặn và thường xuyên (Ảnh minh họa)

Mỗi lần nhận được thức ăn bố mẹ gửi, Kim vừa cảm thấy biết ơn nhưng cũng đồng thời chán ghét bản thân.

“Gần 40 tuổi, đã lập gia đình và có con, tôi vẫn không thể hoàn toàn tự lập, trông chờ vào bữa ăn của mẹ. Nhiều bữa bày toàn thức ăn của mẹ ra bàn, tôi nhìn con gái nhỏ và tự hỏi liệu rằng sau này mình có thể làm điều tương tự cho con không. Tôi cũng không chắc”. Câu chuyện của cô Kim nhận được nhiều bình luận của cư dân mạng Việt:

Bình luận từ cư dân mạng (Ảnh chụp màn hình)

Dân mạng bày tỏ sự đồng tình khi cha mẹ nào cũng luôn nghĩ cho con, mong con được ăn ngon và hưởng những điều tốt nhất.

>> Đừng bỏ lỡ: Diệu Nhi được cho đã siɴɦ con ᵭầʋ lòng, fan tràn vào fanpage hỏi ‘chị ơi người ta đồn chị có con rồi kìa’​

Và không chỉ mình mẹ của cô Kim ở Hàn Quốc làm như vậy mà có rất nhiều phụ huynh châu Á đặc biệt là ở Việt Nam chúng ta, các phụ huynh cũng thường chuẩn bị thực phẩm gửi cho con cái đi làm, đi học ở xa.

Nhất là khi tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, Chỉ thị 16 áp dụng trong vòng nửa tháng để dập dịch, nhiều phụ huynh ở dưới quê đã "gói ghém" lương thực thực phẩm để gửi lên các thành phố lớn để "tiếp tế" cho con em đang mắc kẹt vì dịch bệnh.

Như bố mẹ anh Tạ Quốc Huy ở Đắk Lắk, bình thường vẫ hay gửi đồ ăn cho con cháu trong đợt dịch này, ông bà đã gửi 5 con gà, 5 kg thịt heo, 4 kg thịt bò, 2 kg chả bò, tìm mua thêm hàng chục kg rau củ tươi để gửi xe vào TP.HCM. Tất cả thực phẩm được đóng chật cứng trong 2 thùng xốp lớn gấp 2-3 lần bình thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Về nhà bố mẹ vợ ăn cơm, thanh niên lên giọng nói ᴛɦẳɴg vào мặᴛ bố vợ khi sαi ᴛʜịᴛ vịt: Đến ăn cho là còn may​

Qùa quê tiếp tế cho con cháu mùa dịch của các ông bà các vùng nông thôn (Ảnh minh họa)

“Mình cảm thấy hạnh phúc khi ba mẹ gửi nhiều thức ăn từ nhà lên, dù thời điểm này việc vận chuyển khó khăn hơn. Thời gian trước, mẹ có bảo mình về quê tránh dịch nhưng một phần vì công việc, phần nữa do sợ dịch bệnh lây lan nên mình ở lại. Ban đầu mẹ cũng giận, còn nói ‘Không chịu về thì ở trên đó nhịn đói thôi’, nhưng hôm sau đã vội gửi đồ cho con cháu rồi”.

Một trường hợp khác, cách đây ít ngày, khi nghe tin TP.HCM chuẩn bị thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, ba mẹ của Trần Hải (sống tại TP Thủ Đức) đã nhanh chóng gửi nhu yếu phẩm từ Long Hải (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lên cho gia đình anh.

Chỉ là mớ rau, gói măng hay con tôm miếng thịt nhưng chưa đựng biết bao sự lo lắng, yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái.

Nhờ có thực phẩm ba mẹ gửi lên, anh dự tính khoảng một tuần nữa mới phải xuống siêu thị dưới khu nhà để mua thêm đồ ăn.

Đúng là không phải đứa con nào cũng hào hứng khi nhận được thực phẩm tiếp tế. Nhiều người áy náy, thậm chí cảm thấy phiền phức nhưng không nỡ từ chối vì sợ bố mẹ buồn lòng. Tuy nhiên, thay vì cứ từ chối, chúng ta hãy ăn hết những thực phẩm một cách ngon lành. Bởi với cha mẹ chúng ta "con dù lớn vẫn là đứa con bé bỏng" và thói quen "gửi đồ ăn" này vẫn được duy trì như một cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ dành cho mình.

Nguồn: Webtintuc