Vui chơi

Căng thẳng, hấp dẫn: Xuất hiện nhà vô địch Robocom Việt Nam năm 2019

Đánh giá bài viết:  3/5 (5 Đánh giá)

Tối 12/5, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương, vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot (Robocon) Việt Nam năm 2019 đã kết thúc tốt đẹp. Đại học Lạc Hồng lần thứ 9 vô địch Cuộc thi sáng tạo Robocom Việt Nam và là đội tuyển duy nhất tham dự Cuộc thi sáng tạo Robot Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Mông Cổ vào tháng 8/2019.

Sau 6 ngày tranh tài với 63 trận đấu căng thẳng, hấp dẫn, Vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam năm 2019 đã thành công tốt đẹp và để lại nhiều cảm xúc không quên trong lòng người hâm mộ.

Phần thi đấu xuất sắc robot bằng tay khi vượt qua chướng ngại vật  

Phần thi đấu xuất sắc robot bằng tay khi vượt qua chướng ngại vật

Tám đội mạnh nhất bước vào vòng thi chung kết là 4 cặp đấu ngang tài ngang sức ở tứ kết. Đội chủ nhà Sao Đỏ LEGEND (Đại học Sao Đỏ) khai cuộc với SKH5 (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên). Đối thủ SKH5 rất mạnh và được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhã Pɦươɴg đòi ɓỏ nhà khi ɓị con gάi chê ҳấᴜ, nói mẹ tào lao bằng giọng Quảng Nam​

Trước sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà và sự may mắn khi robot đưa tin 2 của đối phương gặp rắc rối, đội Sao Đỏ LEGEND đã chớp thời cơ để giành chiến thắng tuyệt đối Uukhai ở giây 56. Với chiến thắng này, Sao Đỏ LEGEND đã làm nên lịch sử cho Đại học Sao Đỏ khi lần đầu tiên có đội vào bán kết.

Trận đấu tiếp theo diễn ra cuộc đua thần tốc và hấp dẫn giữa SPK-WIND (Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) và LH-WAO (Đại học Lạc Hồng). Không gặp quá nhiều khó khăn trước đối thủ, LH-WAO đã nhanh chóng lập kỷ lục của vòng chung kết khi giành chiến thắng Uukhai 24 giây.

Cuộc đọ sức thứ 3 được mong đợi giữa 2 đối thủ SKH3 (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên) và LH-OCEAN (Đại học Lạc Hồng). Chỉ trong 28 giây, SKH3 đã có chiến thắng Uukhai trước đối thủ. 

Trận đấu cuối cùng là cuộc đọ sức nội bộ giữa DCN-ĐT3 và DCN-ESLAB (Đại học Công nghiệp Hà Nội), DCN-ĐT3 giành quyền đi tiếp…

>> Có thể bạn quan tâm: Số ca mắc COVID-19 тử vong có хυ нướng gιảм​

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam trao giải Nhất cho đội LH-WAO của Đại học Lạc Hồng 

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam trao giải Nhất cho đội LH-WAO của Đại học Lạc Hồng 

Kết thúc cuộc thi, với thành tích 24 giây, đội LH-WAO của Đại học Lạc Hồng đã giành chức vô địch và là đội tuyển duy nhất đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương, diễn ra tại Mông Cổ vào tháng 8/2019.

Ban tổ chức cũng trao giải Nhì cho đội SKH3 của Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; trao 2 giải Ba cho đội Sao Đỏ LEGEND của Đại học Sao Đỏ Hải Dương và đội DCN-ĐT3 của Đại học Công nghiệp Hà Nội. 

>> Đừng bỏ qua: Bé ṭrai 3 ṭuổi ɓị sᴜy ṭhậп пặng, bác sĩ пói: Lỗi ṭại bà nội, tưởпg yêᴜ cɦáu lại tɦành ɦại cɦáu​

Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao các giải phụ gồm: Giải công nghệ cho đội SPK-WIND của Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Giải Ý tưởng cho đội DCN-ESLAB của Đại học Công nghiệp Hà Nội; Giải robot tự động xuất sắc nhất cho đội LH- OCEAN của Đại học Lạc Hồng; Giải robot bằng tay xuất sắc nhất cho đội SKH5 của Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Giải Fair Play cho đội Quảng Ninh 1 của Đại học công nghiệp Quảng Ninh.

Cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (Robocon Việt Nam 2019) do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức diễn ra từ ngày 7 đến 12/5 tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương. Robocon là cuộc thi do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương khởi xướng và xây dựng từ năm 2002. Đề thi mỗi năm sẽ do quốc gia đăng cai xây dựng và công bố. Năm 2019, Mông Cổ đăng cai tổ chức cuộc thi Robocon quốc tế (ABU Robocon). Vì vậy, đề thi được lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống Mông Cổ.

Chủ đề của cuộc thi Robocon Việt Nam năm 2019 là "Chia sẻ kiến thức", dựa trên sự tích về chiếc thẻ bài truyền tin của người chiến binh Mông Cổ và trò chơi dân gian ném Shagai của người dân du mục. Đây cũng là đề thi được giới chuyên môn đánh giá là khó nhất từ trước đến nay và cũng hay nhất, do sự khác biệt trong chế tạo robot đi bằng 4 chân mà không có bánh xe điều hướng…

Nguồn: http://tinhaiduong.com/vui-choi/dai-hoc-lac-hong-lan-thu-9-vo-dich-robocom-viet-nam.html