Tin tức

Bác sĩ từng lắc đầu nói có ra nước ngoài cũng không ċứυ được, cậu bé sinh non ngày nào có màn ʟộᴛ xáᴄ như kì tích

Đánh giá bài viết:  3/5 (3 Đánh giá)

Nhìn tình trạng bệnh của bé lúc mới sinh, bác sĩ cũng nói rằng có đưa con đi nước ngoài cũng không can thiệp được.

Ngay sau khi sinh, Tony được phát hiện tím tái.

Bởi thế, khi nhìn lại chặng đường 3 năm qua đồng hành cùng con, bà mẹ này vẫn không tin rằng con trai đã có thể ʟộᴛ xáᴄ ngỡ ngàng đến thế.

Nếu ai gặp bé Nguyễn Thành Danh (bé Tony) – con trai chị Bích Hạnh (38 tuổi, hiện đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh) ở thời điểm hiện tại, ít ai tin rằng con từng là 1 em bé sinh non tháng, lại mang căn bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp và nguy hiểm.

“ᴄʜếᴛ lặng” khi bác sĩ nói bệnh của con có ra nước ngoài chữa cũng không ăn thua

>> Đừng bỏ qua: Giá phân bón tăng dựng đứng, có loại tới 72%, Bộ NNPTNT đề nghị thanh tra, chặn ngay việc đầu cơ kiếm lời​

Tony chào đời ở tuần thai thứ 34 với cân nặng chỉ 2,3kg vì mẹ vỡ ối sớm. Cả thai kì, chị Hạnh đi siêu âm đầy đủ và thường xuyên, bác sĩ nói con khỏe mạnh, bình thường, ấy vậy mà khi chào đời, gia đình chị sốc không nói lên lời khi bác sĩ chẩn đoán con bị bệnh tim bẩm sinh Ebstein tuýp A, hở van 3 lá 4/4.

“Sinh xong, da kề da với con chưa được bao lâu thì bác sĩ thấy má bé tím tái liền nhanh chóng bế con đi. Mình cứ ngỡ con sinh non phải đi nằm lồng kính thôi. Nào ngờ, 3 ngày sau mình xuất viện, muốn qua gặp bé mà y tá nói không được. Hóa ra gia đình mình đã nhờ y tá giấu không cho mình biết bệnh tình của con. Đến hơn 1 tuần sau cả nhà vẫn giấu vì sợ mình sốc khi bác sĩ nói bé khó qua khỏi”, chị Hạnh vẫn nhớ y nguyên những ngày mới sinh bé Tony.

Bác sĩ chẩn đoán con bị bệnh tim bẩm sinh Ebstein tuýp A, hở van 3 lá 4/4

>> Đừng bỏ lỡ: Eм gáι тỷ pнú của Cẩm Ly: Có pнι cơ rιêng, góp тrăм тấn lương тнực cнống dịcн​

Sau này, khi nghe người nhà kể lại, chị Hạnh mới biết lúc chuyển viện cho bé sang Bệnh viện Nhi đồng 1, trên đường đi bị kẹt xe mà bé phải bóp bóng oxy, bác sĩ đã nói chắc con không qua khỏi được.

Sau đó là chuỗi ngày dài đằng đẵng bà mẹ Sài Gòn phải thu dọn đồ đạc vào hành lang bệnh viện để hàng ngày chờ đợi thông báo từ bác sĩ. “Khi bác sĩ gọi tên, 1 là bé không cứu chữa được nữa sẽ trả về, 2 là bé truyền được sữa. Có đêm, nghe bác sĩ gọi tên mà vừa run vừa sợ, chỉ sợ tên mình nằm trong trường hợp thứ nhất. May mắn là bé được gọi truyền sữa, mình mừng quá, lại có động lực để hút sữa mang cho con mỗi ngày”.

>> Đừng bỏ lỡ: Hai тàι хế ở một tỉnh мắc covιd-19 đι gιao нàng nнιềυ nơι, 7 F1 тнànн ғ0​

Ban đầu, bé chỉ truyền được 1cc – 2cc sữa, 2,5 tiếng con sẽ ăn 1 lần nhưng vì quá lo lắng, stress, chị Hạnh vẫn không đủ sữa để gửi vào cho con. Điều đó khiến bà mẹ này càng thêm bất lực. Đó là quãng thời gian ròng rã hai vợ chồng không thể chợp mắt mỗi đêm. 1 tháng sau, Tony được ra gặp mẹ mà chị ngỡ ngàng không nhận ra con bởi con nằm lâu 1 chỗ bị ghẻ ở đầu bác sĩ phải cạo trọc tóc đi, rồi tay con không giơ lên được, phải tập vật lí trị liệu.

Năm đầu tiên, bé gần như ở bệnh viện suốt.

Những tưởng đến ngày còn khỏe mạnh được về nhà cùng người thân và gia đình sẽ kết thúc chuỗi ngày lo lắng, vất vả, nhưng khi vừa về nhà được 10 ngày thì vợ chồng chị Hạnh lại phải đưa con nhập viện vì ho, khó thở. Sau đó con còn phải nằm ở viện tim đến 1 tháng trời.

>> Đừng bỏ lỡ: Xúᴄ độпց hìпh ảпh ᴄhú rể ᴄhạy xe máy ᴄũ rướᴄ dâu ᴛừ xóm ᴛrọ пցhèo: Đơп ցiảп пhưпց đoпց đầy hạпh phúᴄ​

“Do bị tim bẩm sinh nên bé phải thăm khám như cơm bữa. Nhưng có lần 3 y tá vào lấy ven cho con, chọc kim đến 30 mũi từ khắp đầu, lưng, bụng mà không lấy được ven, tim mình đau như cắt. Đau đớn nhất là có lần bác sĩ bảo bệnh tim của bé rất phức tạp, không thể can thiệp được, có đi nước ngoài cũng không ăn thua. Lúc ấy mình như ‘ᴄʜếᴛ lặng'”, chị Hạnh tâm sự.

Năm đầu tiên của cuộc đời con cũng là năm vợ chồng chị Hạnh đối mặt với không biết bao nhiêu khó khăn, vất vả. Những lần bé ốm, những đợt bé phải nằm viện điều trị dài ngày và trên hết là cảm giác hụt hẫng khi nghe bác sĩ nói về tương lai của con. Không nản lòng, chị đã tìm đến những bác sĩ, bệnh viện chuyên về tim mạch hàng đầu, đưa con đến thăm khám. May mắn thay, lúc được 1 tuổi nặng 8kg, Tony cũng được hội chẩn và quyết định mổ tim.

Lúc mới sinh, nằm lâu quá con còn bị ghẻ hết đầu, tay liệt không cử động được.

“Ngày con đi phẫu thuật, bé phải nhịn bú từ 2 giờ sáng hôm trước, khóc lóc mấy cũng không được ăn uống gì thêm. 7h sáng ngày thứ 7, mình bế con lên phòng mổ trao cho bác sĩ. Và đến tận 6 giờ chiều chủ nhật hôm sau mới được nhận con”. Rất may ca mổ thành công và kể từ đó, con bớt ốm vặt hơn, chị Hạnh cảm thấy vui mừng khi được đồng hành cùng con một chặng đường mới.

Đến giờ, khi ngắm nhìn hình ảnh bụ bẫm, đáng yêu của con trai, chị Hạnh vẫn cảm thấy như được chứng kiến 1 kì tích.

Vì sinh non lại bị bệnh tim nên các mốc phát triển của bé đều chậm hơn các bé khác, trườn, bò, đi đứng và học nói đều chậm. Ban đầu, chị Hạnh cũng buồn lắm vì nghe những lời xì xào bàn tán của người ngoài, nhưng sau đó chị bỏ ngoài tai hết, vì biết con thiệt thòi hơn các bạn nên chị chỉ tập trung chăm sóc con mà thôi.

Từ sau khi mổ tim năm 1 tuổi, Tony bớt ốm vặt hơn.

Gạt đi những vất vả, lo lắng suốt 3 năm qua, mẹ Tony chia sẻ vì con yếu và chậm hơn các bạn cùng trang lứa nên chị ưu tiên vấn đề dinh dưỡng của con lên hàng đầu. Mỗi chén cơm hoặc cháo của con luôn phải đảm bảo có 3 muỗng chất đạm (là thịt, cá hoặc tôm), 2 muỗng rau và 1 muỗng dầu ăn. Thời gian đầu bé chưa ăn được thô thì chị xay nhuyễn hoặc xay thành nước như sinh tố, cốt để con hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Còn hiện tại, bé đã ăn cơm nguyên hạt với 3 bữa chính và 2 bữa phụ, nhưng thức ăn và rau vẫn được chế biễn nhuyễn để con ăn được nhiều nhất.

“Mình không ép con ăn mà lựa theo nhu cầu của con, hôm nào con ăn ít thì mẹ cho ăn bù bánh plan hay yến thôi. Con cũng chưa tự xúc ăn hoàn toàn mà cần mẹ xúc, có những món con thích thì con mới tự xúc ăn”, chị Hành cho biết.

Vẻ bụ bẫm, đáng yêu của cậu bé sinh non ngày nào.

Lúc 2 tuổi, bé chưa biết nói gì, chỉ kêu “ba ba”, chị Hạnh buồn lòng lắm. Sau đó, chị có mua thẻ đọc về dạy con, sau con đã nói được cả tiếng Anh, tiếng Việt. “Có lần con nhìn vết sẹo mổ trên người liền nói ‘Mẹ ơi, Tony bị phỏng nè, mẹ hôn đi cho Tony hết đau’. Ba mẹ nghe mà muốn khóc”.

Hiện tại Tony đã 3 tuổi nhưng chân bé vẫn yếu, hay bị ngã nên đến giờ, nỗi lo lắng lớn nhất của chị Hạnh là không biết con đi học có bắt kịp được các bạn và trường lớp hay không.

“Bé cũng nhát, yếu chân yếu cẳng, chẳng hạn nghe tiếng xe cộ, tiếng sấm sét, tiếng khoan tường, tiếng chó sủa lớn quá bé sẽ sợ, ôm chặt lấy mẹ. Ở nhà thì thế nhưng không biết con đi học sẽ ra sao. Không mong gì hơn, mình chỉ hy vọng bé Tony sẽ luôn mạnh khỏe, nhanh nhẹn như các bạn cùng trang lứa”, chị Bích Hạnh ngậm ngùi tâm sự.

Bình Nguyên / phapluatbandoc.giadinh.net.vn

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/man-lot-xac-ngo-nhu-ki-tich-cua-be-trai-sinh-non-bac-si-tung-lac-dau-noi-co-ra-nuoc-ngoai-cung-khong-cuu-duoc-162201510090345096.htm

Nguồn: https://tinmoi24gio.info/4668-2/